Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Về vấn đề “mở đầu” cho một bài học


Vào đề/ mở đề/ nhập đề… là những cách nói giản tiện mang hàm nghĩa “mở đầu bài học” có tính nghiệp vụ sư phạm. Với môn Giáo dục công dân Trung học Phổ thông, người biên soạn SGK, SGV rất chú ý tới tiểu mục này. Thái độ này của các tác giả chương trình môn học như muốn lưu ý cả người dạy lẫn người học bộ môn, việc kết thúc có hậu cho một bài học có ý nghĩa không thua kém hơn so với mở đầu bài học đó vậy.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Thuyết kiến tạo và dạy học dựa trên lý thuyết kiến tạo

                                                                  Tôi trích đăng đề cương bài giảng này  dành cho SV K34 (của khoa), 
                                                                với mong muốn các anh/chị suy ngẫm, không phải chỉ dành cho trả thi 
                                                               “Chuyên đề về lý luận và phương pháp dạy học…”
                                                                    Nếu có thể còn là để vận dụng vào đợt TTSP2.

1. Lý thuyết kiến tạo
a. Nội dung
Lý thuyết kiến tạo còn được gọi là lý thuyết của nhận thức. Kiến thức chỉ có thể và luôn là kết quả của hoạt động kiến tạo nên nó không thể thâm nhập được vào người thụ động trong học tập. Bởi những kiến thức ấy chỉ  hình thành khi người học tích cực, chủ động lấy việc học của mình.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Thư chào mừng 20/11/2014 của Bộ trưởng được chuẩn bị bởi thư ký

 NTH. Làm thư ký một ngày cho Bộ trưởng của mình, thì không có gì bằng. Nhưng tôi chỉ chọn làm ngày 20/11 thôi! Dưới đây mới là bài phát biểu của Bộ trưởng do viên thư ký trung thành nhất chuẩn bị.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC KỲ NÀY


Được nhận thư của GS.TS Phạm Vũ Luận gửi chung cho…, có tôi; lại nghe một số đại biểu Quốc hội tranh luận qua bản tin 19 giờ ngày 20/11, tôi muốn chia sẻ với các quý ông bà ấy… Tôi đăng lại bài viết trên blog Chu Mộng Long, tháng 5/'14.

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Chuyện vui cuối tuần: Ngứa thì gãi


Thay vì biên nhận cho khoản “hoàn ứng” bằng tiền bồi dưỡng viết thuê, vợ cho tôi cứ thế ngủ…, “thả cửa”!
Nếu cuộc sống chỉ còn mỗi “nhất ăn nhì ngủ” thì giờ đây thức dậy chỉ còn tôi với chiếc dạ dày trống huơ trống hoác. Cầm tờ hai mươi được chặn cẩn thận bởi chiếc cốc vại và ổ khóa cùng mẩu tin trong máy: “Em vội, anh tự xử” (!), tôi đành nhờ thằng bé láng giềng chạy mua dùm cái bánh tráng. Vừa thận trọng bẻ vụn nó… vừa nhâm nhi chén trà Thái nóng giòn, tôi nghĩ nhanh, đời thế này mới đúng! Cứ gì phải là chủ tịch hay bí gì gì… Chủ tịch mà tô hô như Trường Nguyễn, bí xanh bí đỏ gì mà như Mãn Xuân thì… có mà thiếu giống!

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Tôi được nhận Huy hiệu Đảng: Đây là phát biểu của tôi !


Kính thưa…
Gần 60 năm tuổi đời, tròn 40 năm tuổi Đảng, với 6 năm quân ngũ chiến trường; 33 năm an phận giáo chức bình thường, cho đến giờ này tôi không hề thấy trong mỗi bổn phận, một chút cặn / bợn tại mỗi phần hồn.
Cho nên, hơn bất cứ lúc nào, hơn bất kỳ lời tán dương, tự tán dương danh lợi và quyền lực, tôi không một chút gượng gạo, không một chút ngượng ngùng khi nhận được sự gắn lên ngực mình tấm huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Đập chuột / Vỡ bình / Đại học Quy Nhơn

Cách nay 05 năm, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, tôi đã hòa vào dòng người đập vỡ “cái ống nhổ” (chữ của Chu tử) hết sức mất… vệ sinh, ở tại Đại học Quy Nhơn, với tư cách là một trong những người khởi sự, và đã “nhận được” nhiệm vụ làm “người lính đi đầu”.
Niềm tin trong sáng vào một cuộc sống có khuôn phép đạt mức “xấp xỉ c”, khi Thượng đế, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân “phái xuống” cho “bầy ếch” nơi đây, không phải một “khúc gỗ mục”.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Chào nhé, 20/10

NTH. Người ta chia ra làm ba, tôi để nguyên cả và chỉ dành cho nó thôi.
Bị gạt nhiều nên chỉ còn thật dạ tình yêu.
Tôi tặng cho ai chia sẻ cùng tôi nhân ngày trân trọng!

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Đánh chuột [tất phải] vỡ bình!

Lấy cảm hứng từ “Vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của nhân dân” với “chủ động “rút củi đáy nồi” và “phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” trong xử lý quan hệ với kẻ thù”, ông Nguyễn Phú Trọng đã đối xử với kinh nghiệm truyền thống bằng “đánh chuột không để vỡ bình”.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Đất nước / giọt đàn...

                   
Ôi đất nước! Đất nước tôi!
“Thon thả…đàn bầu”(!)…

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Ngỏ cùng các sinh viên học hè môn logic học


Tôi (người viết đây) muốn nhắc nhở các anh /chị sinh viên rằng, việc “xem xét” lại kết quả bài trả thi là rất khó khăn, trừ khi các anh /chị có đủ căn cứ để tự “minh oan”, tức thực hiện quyền lợi chính đáng, mà anh /chị cứ bỏ qua, trong học tập.
Thầy rất ủng hộ các anh /chị muốn tự mình bảo vệ, bênh vực lợi ích học tập của mình, khi bản thân nhận thấy đúng là thiệt thòi. Mà việc học tập còn làm cái gì hơn nữa là tìm kiếm khả năng tự bênh vực, tự bảo vệ mình!

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Triết lý giáo dục nhìn từ Kant

Thay vì kiểm soát, nhà giáo dục – lãnh tụ tinh thần của nhóm sẽ quy định chủ đề cho giáo dục. Các Ban biên tập sách giáo khoa tiến hành triển khai việc soạn thảo nội dung. Nhà biên niên sử học ấn ý chí chủ quan của mình vào mô tả cấu trúc tư duy qua chương trình giáo dục. Nhà tuyên giáo mô tả các sản phẩm giáo dục thông qua đặc trưng “motip” nhân cách…
Người học như là một thư viện sách. Đại thủ thư với tay lấy được cuốn nào thì trưng ra cuốn nấy. Những lớp bụi thời gian sẽ lần lần phủ dần lên những cuốn không được cuộc sống ngó ngàng. Nó níu chân những người làm tàng thư... Giáo sư, đúng ra là chỉ nên dành cho việc gọi ai là thầy giáo, là những con chuột chũi mà bụi bặm và thời gian dần làm cho cặp kính của ông cứ thế đục mờ...

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Về các bài trả thi...

Môn Lý luận và Phương pháp dạy học; Số tín chỉ: 03
Đối với sinh viên Sư phạm Giáo dục công dân, K 35

Câu 1(2đ). Phân tích các chức năng của quá trình dạy học vận dụng vào môn Giáo dục công dân ở Trung học Phổ thông.

Có ba chức năng của quá trình này. Mỗi chức năng sẽ quy định việc giải quyết mỗi yêu cầu khách quan của quá trình dạy học, tức nó “giải quyết nhiệm vụ” nào đó, khi gặp những nội dung cụ thể của quá trình dạy học.

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Chuyện nấu xôi và chia oản

Đại học Quy Nhơn bấy nay vẫn tiếp diễn “nấu xôi” “chia oản”. Ai đây nói thế này? Tôi ạ! Nguyễn Thanh Hải, giảng viên (chính). Chức vụ Đảng: đảng ủy viên vô thừa nhận (báo Lao Động).
Dùng phép quy nạp thử: Hồng công và Đại lục (chẳng biết tôi phiên âm có đúng chỉ dẫn của ban tuyên giáo không nữa, vì chả biết tý ngoại ngữ nào!): đứa nào làm loạn đứa nào?

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Gạ tình hay lụy tình !!!


Giờ này thì “Bí thư chi bộ Nguyễn Thanh Hải…”, kẻ “giả danh”“kẻ giấu mặt” đang có xu hướng hé mắt để rồi nhắm lại vĩnh viễn trước âm hưởng tư tưởng cuộc đấu tranh chống cái ác trong giảng đường.
Đấy là tiếng hỉ hả của báo Lao Động, một danh xưng “Lợi quyền của người lao động” dưới sự lãnh đạo của Đảng!

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Nhận xét bài trả thi học phần logic học


Áp dụng cho ngành Sư phạm GDCD; K 36; Học kỳ II  năm học 2013-2014
Thời gian làm bài (không tính thời gian phát đề): 90 phút.
Không được sử dụng tài liệu khi làm bài

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

“Không biết” nhưng cũng cứ thử bàn…


Khảo sát toàn bộ tiến trình phát triển của con người từ thời “ăn lông ở lổ” tới hiện tại với những lối sống hiện đại và phức tạp, điều làm không ai không xúc động đến kinh ngạc là, hễ nơi nào mà con người sống cùng với nhau thì ở đó sẽ nổi lên mối quan tâm bao trùm của nhóm đối với giáo dục.
Và mối quan tâm này đã tăng lên tương ứng với tính phức tạp dần lên của nhóm với những thể chế đảm nhận nhiệm vụ giáo dục một cách rõ ràng và chuyên nghiệp.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Cùng tìm kiếm triết lý giáo dục cho chúng ta


Toàn bộ lịch sử tới bây giờ cho thấy điều gì nếu không phải là ngay từ đầu giáo dục là sự nghiệp của cộng đồng. Nếu vì lợi ích mười năm trồng cây, thì vì lợi ích trăm năm tất phải là “trồng người”. Đây là một minh định. Không cần phải qua nhiều trải nghiệm ai cũng đều nhận thấy, “Không có giáo dục con người chẳng khác nào cầm thú” (Mạnh tử).

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Chuyện kể cuối tuần: Giờ Dần



Vừa lấy tay dụi mắt, vừa lạu bạu trong miệng, vừa nhảy xổ xuống giường, vừa huơ tay vơ đại chiếc quần vắt trên thành ghế, vừa kéo roạt dây kéo, vừa đay nghiến… như mưa ào hất ráo lên tôi.
- Ngủ thin thít cả đêm… Bảnh mắt ra rồi mà vẫn còn như trâu kéo gỗ…

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

…, nhìn từ “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của John Locke (1632-1704) (*)

Nét tương đồng về thể chế chính trị giữa hai quốc gia láng giềng Trung Quốc và Việt Nam là đơn nguyên. Quyền lực bao trùm xã hội là quyền lực chính trị của đảng cầm quyền. Khi Hiến pháp quan trọng sau Cương lĩnh thì quan hệ giữa hai nước về phương diện quốc thể, thực chất là quan hệ giữa hai đảng. Thực tế cho thấy, việc đầu tiên sau khi Trung Quốc rút về chiếc giàn khoan HD 981 (Haiyang Shihua 981) là chuyến thăm “hữu nghị” của “đồng chí” Lê Hồng Anh thay vì “ông” / “bà” Trương Tấn Sang hay Phạm Bình Minh hoặc không thì ai đó được ủy nhiệm quyền chủ quyền trong quan hệ bang giao.

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Chuyện chỉ kể cuối tuần “… tôi ở bụi này”



Hắn từng bị đau bệnh. Có mấy ai mà không như thế, chẳng lúc này thì cũng lúc kia. Nhưng mà với hắn, nghe tin hắn đau, nhiều người trong đó có một số phụ nữ cơ quan hắn cứ xì xầm rồi cười rộ lên: Đáng đời! Đáng chết!..

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Mẹ, mẹ ơi !


Mặt trời mọc lên từ hướng Đông
Đó là do ta nghĩ
Hạt bụi nhỏ hơn quả địa cầu
Cũng là do ta được dạy
Khi lòng ta tắt lịm mọi nỗi hoài nghi
Ta thư thái gối đầu trên yên lặng.
Sống, ta hưởng mặt trời
Chết, ta vùi vào đất.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Chuyện Nê Nai niều mình cứu Nê Nợi

Nê Nợi tức Lê Văn Lợi “Một trưởng bộ môn Đại học Quy Nhơn bị tố gạ tình” (báo Người Lao Động, khuấy đục nước lên để “giật”… khách);
Nê Nai tức thị là Nguyễn Thanh… tôi “Bí thư chi bộ… đứng ra tự nhận “là Lê Văn Lợi” dẫn tới chỗ bị phát hiện giả danh” do báo Lao Động “ăn theo”, giả đò tưng tửng, đưa thêm “bí đỏ” như muốn chứng tỏ toàn bộ “hệ thống chính trị” ở đây cùng “giuộc” với Trưởng Bộ môn (xem ra báo Người Lao Động và Lao Động đang ganh nhau dò dẫm mò… cua, trong khúc sông “diễn biến hòa bình”).

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

“Rút củi đáy nồi” và “Canh nóng thổi dưa” (*)

Theo nghĩa đen “rút củi đáy nồi” cũng tựa hồ như “cơm sôi nhỏ lửa”; “canh nóng thổi rau nguội” [Trời ạ, thổi dưa!] cũng không khác bao nhiêu với “phải cung rày đã sợ làn cây cong” vậy!
Đó là kinh nghiệm dân gian nếu vận dụng vào phép dụng binh thì không được quá nôn nóng cũng như “tẩu hỏa…”. Đó là điều tuyệt đối cấm kị trong chiến lược phòng thủ đất nước. Nếu học được những bài viết về quân sự của Ăng-ghen và vận dụng tốt phép biện chứng duy vật với khái nệm “độ” thì không có vấn đề gì. Trong khi cha ông ta xưa kia chỉ có duy một thứ công cụ “hòa rượu vào nước sông” nên chỉ biết tin vào mình, đặng lấy “chí nhân thay cường bạo”.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

QUYỀN LỰC: BỪA BÃI VÀ SỰ MỤC ẢI

Uy lực với sự bảo hành

Không chỉ như “hổ đói đến bàn tiệc chậm” (chữ của Lenin), Trung Hoa cộng sản còn hung hăng với “giấc mơ hoa” toan thay sắc cờ thế giới bằng màu xanh khói như y phục Đức Giáo chủ “ngự lãm” nơi Cổng Trời Yên Ổn - Thiên An Môn. Trong tay “cây búa”, ông chủ Trung Nam Hải, Tập Cận Bình đã dấy lên trên biển Thái Bình dàn đồng ca “Giấc mộng Trung Hoa” để cuối thế kỷ này chủ nghĩa xã hội họa chăng có được trên đất nước của ông, khi mà bây giờ, đảng của ông chỉ đáng gọi là một đống xà bần (?!).