Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Về vấn đề “mở đầu” cho một bài học


Vào đề/ mở đề/ nhập đề… là những cách nói giản tiện mang hàm nghĩa “mở đầu bài học” có tính nghiệp vụ sư phạm. Với môn Giáo dục công dân Trung học Phổ thông, người biên soạn SGK, SGV rất chú ý tới tiểu mục này. Thái độ này của các tác giả chương trình môn học như muốn lưu ý cả người dạy lẫn người học bộ môn, việc kết thúc có hậu cho một bài học có ý nghĩa không thua kém hơn so với mở đầu bài học đó vậy.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Thuyết kiến tạo và dạy học dựa trên lý thuyết kiến tạo

                                                                  Tôi trích đăng đề cương bài giảng này  dành cho SV K34 (của khoa), 
                                                                với mong muốn các anh/chị suy ngẫm, không phải chỉ dành cho trả thi 
                                                               “Chuyên đề về lý luận và phương pháp dạy học…”
                                                                    Nếu có thể còn là để vận dụng vào đợt TTSP2.

1. Lý thuyết kiến tạo
a. Nội dung
Lý thuyết kiến tạo còn được gọi là lý thuyết của nhận thức. Kiến thức chỉ có thể và luôn là kết quả của hoạt động kiến tạo nên nó không thể thâm nhập được vào người thụ động trong học tập. Bởi những kiến thức ấy chỉ  hình thành khi người học tích cực, chủ động lấy việc học của mình.