Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Nhận xét bài trả thi học phần logic học


Áp dụng cho ngành Sư phạm GDCD; K 36; Học kỳ II  năm học 2013-2014
Thời gian làm bài (không tính thời gian phát đề): 90 phút.
Không được sử dụng tài liệu khi làm bài


Câu 1 (1đ). Yêu cầu của đề không phải là phân tích nội hàmngoại diên của khái niệm. Chỉ 02 bài được trả theo đúng tinh thần của đề; có 01 bài viết thế này: “Hình vuông là dây cung từ tâm đến cung đường tròn tạo thành một điểm trên dây cung. Hình vuông là dây cung lớn nhất của đường tròn” (số phách 19).
Thế này thì chết thật!
Trong khi thì, chỉ thế này thôi,
Có hai nhiệm vụ định nghĩa khái niệm (?). Nếu vận dụng vào khi định nghĩa khái niệm:
a/ Số chẵn, thì có nghĩa là: 1/ phải phân biệt được nó với sự vật hiện tượng nào đó khác nó nhưng tiếp cận nó, và 2/ bằng việc chỉ ra dấu hiệu khác biệt (dấu hiệu bản chất) của nó (?).
b/ Hình vuông, thực hiện nhiệm vụ thứ nhất là phân biệt nó với các đối tượng khác nó nhưng “giống” với nó (?). Bằng dấu hiệu chỉ nó: … có đường chéo bằng nhau và vuông góc tại điểm giữa chia đôi mỗi chúng.

Câu 2 (1đ). Chỉ ở mức kỹ năng tái hiện / hình dung / “suy tưởng” vốn là đặc trưng của phong cách suy tư ở đại học.
+ Cố định một điểm, rồi lấy vô số điểm “rắc” lung tung sao vẫn giữ được một khoảng cách không đổi với một điểm “chết tiệt kia”. Bây giờ thì làm thử nào!
Người có tính cẩn thận, phân tích đề “đàng hoàng” không thể không nhận thấy có từ “…, tạo thành”.
Vậy thì nó thuộc hình thức định nghĩa “tạo thành” (tạo nên) bởi cách làm trên kia, “rắc” các viên bi lên một mặt phẳng (giả định).
+ Hay thử cố định một “chân” chiếc compa, chân kia cho nó “tha hồ” di chuyển. Nó chỉ có thể di chuyển bằng cách nào?
 Chỉ một câu trả lời ngắn gọn này: Loại định nghĩa tường minh, hình thức định nghĩa xây dựng / theo nguồn là có hẳn 1 điểm.

Câu 3 (2đ). Trong giáo trình, khái niệm phán đoán đơn được định nghĩa theo hình thức định nghĩa về mặt cấu tạo của nó, tức định nghĩa xây dựng. Yêu cầu của đề là… phán đoán đơn đặc tính số và chất lượng (?). Vậy phải dựa vào “phán đoán đơn” cùng với việc làm rõ chức năng các thành tố…
- Phán đoán đơn là phán đoán bao gồm một chủ từ, một tân từ liên hệ với nhau thông qua (một) hệ từ.
+ Chủ từ của phán đoán. Kí hiệu S; (bộ phận nêu lên đối tượng của tư tưởng);
+ Vị từ của phán đoán. Kí hiệu P; (bộ phận nêu dấu hiệu (thuộc tính) ứng với đối tượng tư tưởng);
+ Hệ từ, từ nối – kết nối (hai cái trên ấy đấy lại với nhau).
Với các bộ phận ấy của nó là gì… nghĩa là chức năng của mỗi bộ phận. Của chủ ngữ, vị ngữ thì đấy rồi! Còn của từ nối liên kết [] hay phủ định mối liên kết [không là] giữa chủ ngữ và vị ngữ nhằm khẳng / phủ định mối liên hệ giữa chúng.
+ Ngoài ra còn có lượng từ. Chức năng của từ chỉ số lượng này?
- Thế nào là và khi nào thì…
Phải nêu được nó là gìkhi nào thì nó là nó. Ý này dường như ai ai cũng đúng (mặc dầu có người diễn đạt loạn), giản đơn, vì đây là bài tập cho giải ở nhà thay bài kiểm tra giữa kỳ… Nhưng.
a/ Hình thức logic, “Không phải tất cả” thì là “một số…” chứ còn gì nữa, với S: …; P: … Vậy thuật ngữ nào chu diên không chu diên vì sao?
Có bài làm lại đổi chất của phán đoán thành tất cả … không là…
(“Thuật ngữ” với sự “ký hiệu” thuật ngữ làm chủ / vị ngữ không phải là một).
b/ Cũng thế... nhưng nếu trả lời như thế thì là người ra đề ngớ ngẩn rồi.

Câu 4 (2đ). Hầu như không có mấy ai trả lời được ý 1 (a). Ý 2, là hệ quả từ ý 1 đã khiến hiện tượng “loạn” có nhiều hơn cơ hội “nhiễu”.
a/ Phán đoán xuất phát thuộc loại phán đoán nào? Hình thức logic của nó? Được kí hiệu bằng chữ cái nào? Dựa vào hình vuông logic nó nằm ở đỉnh nào? Vậy nó có quan hệ nào với các phán đoán ngoài nó về giá trị.
+ Với “phán đoán E”, không cùng đúng. Ở đây chúng cùng sai;
+ Với … O, không cùng giá trị. Thì từ giá trị của nó, thì giá trị của O là?
+ Với …I, không xác định giá trị trực tiếp (các trường hợp không trực tiếp xác định giá trị của quan hệ phụ thuộc / bao hàm). Không cùng giá trị với E, thì I có giá trị gì khác?
b/ Có thể bác bỏ bằng luận ba đoạn 1 được không? … 2? … 3?;  hay… 4? Trừ loại hình 4, vai trò của các loại hình luận ba đoạn là gì?
Lựa chọn loại hình nào bây giờ! Bỏ …1 đi (vì nó thường dùng để chứng minh luận đề).
Phán đoán xuất phát có hình thức logic? Với S …!; P …! Phán đoán phủ định nó tất phải là phán đoán có hình thức logic nào. Các thuật ngữ: …?/S; …?/P. Cùng các từ chỉ số và chất lượng? Tổ chức theo loại hình luận ba đoạn nào sẽ cho kết luận có hình thức logic: Không phải tất cả S không là P.
+ Loại hình luận ba đoạn 2 (bác bỏ các luận đểm khẳng định).
Tất cả loài nấm có chứa độc tố đều có màu sắc sặc sỡ;
Có những loài nấm không có màu sắc sặc sỡ,
Chứng tỏ, có những loài nấm không là nấm độc ( nấm có chứa độc tố).
Nhận xét xem kết luận có chân thực không? Về lý thuyết nó theo phương thức đúng nào? Thực tế, chúng ta có trồng nấm làm thực phẩm không?
+ Loại hình luận ba đoạn 3 (bác bỏ các luận điểm tổng quát).
Nấm rơm không độc;
Nấm rơm là nấm,
Do đó, có những loài nấm không có độc tố.
… kết luận thu được bằng cách nào thì bác bỏ được phán đoán xuất phát?
+ Kiểm tra xem cách suy diễn dưới đây có khách quan không nha. Là bài làm của một trong số những bài trả thi đấy (nguyên văn).
Tất cả các loài thực phẩm đều không có chất độc;  M e P
Loài nấm này là thực phẩm,                                       S a M
Một số loài nấm không độc.                                       S o P

Câu 5 (2đ). Đây là một bài toán không sai về logic hình thức, nhưng không chân thực về logic nội dung.
Nếu vì lười biếng, tức không chăm chỉ học hành mà một ai đó “không phải là sinh viên lớp ta”, thì ra lớp ta chỉ bao gồm những người học tập chăm chỉ, và chỉ lớp ta mới như vậy thôi.
 Tất cả sinh viên lớp ta  đều chăm chỉ học tập;
Người này rất không chăm chỉ học tập,
Do đó, người này không phải là sinh viên lớp ta.
Những bài có giải câu này đều là theo cách này. Nghĩa là, mặc nhiên người nào đó không phải là sinh viên lớp ta là do họ không chăm chỉ học tập!
Vậy tiền đề lớn có hình thức logic Chỉ có S là P.
Trong khi tam đoạn luận nhất quyết đơn là phép suy từ “các phán đoán đơn” thì dù muốn dù không, cách suy luận như trên đã xuất phát từ tiền đề lớn là phán đoán phức không có từ nối –  phán đoán nhấn mạnh tổng quát, với hình thức logic Chỉ S là P, (ngoài ra thì không có một S nào là P nữa cả).
+ Phán đoán có hình thức logic Chỉ S là P được hình thành từ hai phán đoán có hình thức logic: Tất cả S là P, và Không S nào không là P.
“Luận ba đoạn tỉnh lược” này đã suy diễn như sau:
Tất cả sinh viên lớp ta đều học hành chăm chỉ;
Không một sinh viên lớp ta nào không học hành như thế;
Người này không học hành như thế,
Do đó, anh ấy không thể nào là sinh viên lớp ta.
Vậy suy luận trên là “tứ (chứ không phải là tam) đoạn luận”.
+ Do người này không chăm chỉ học hành nên không là sinh viên lớp mình. Chứng tỏ, tiêu chí để một sinh viên trở thành thành viên lớp mình là “học hành chăm chỉ”. Như vậy “lớp ta” sẽ “thâu tóm” hết những sinh viên “chăm chỉ”, cũng có nghĩa là sinh viên các lớp khác chỉ / rặt là những người biếng lười!
Thật vô lý. Người khôn không ở sự học hỏi được kinh nghiệm mà ở kỹ năng đối phó với kinh nghiệm.
Có ít nhất một cô / cậu bé đã giải bài toán “đầu cừu đuôi thuyền trưởng” như dưới đây.
Số tuổi của thuyền trưởng là: (qua hàng) 45 con cừu – 5 con cừu = (?). Việc viết ra đáp số 40 không hề khó khăn gì đối với một học sinh đã đặt ra được phép tính như thế này (?!), nhưng cô / cậu bé ấy đã không làm vậy. Cô / cậu bé ấy nghi ngờ gì chăng. Descartes từng phàn nàn với cha việc học tập của ông ở nhà trường phổ thông, nơi ông đang theo học, chỉ làm ông dốt thêm!
Đề bài không kỳ vọng vào sự lý giải đầy đủ, nhưng rất chính đáng khi hy vọng có được bài làm nào đó tương tự như bài làm của cô / cậu bé nào đó trên kia… Thảo nào, đã từng không ai lý giải được “luận ba đoạn” này.
“Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa.”
Hãy cùng tìm khả năng khác!
Căn cứ vào hình thức ngôn ngữ, thì phán đoán “…” là phán đoán kết luận; phán đoán còn lại, là phán đoán tiền đề và là tiền đề nhỏ (phán đoán kết luận cho biết điều đó).
Luận ba đoạn tỉnh lược này sẽ được hình dung theo lược đồ: S này không là P, vì S này không là M.
Như vậy là bộ phận bị lược bỏ là tiền đề lớn; nó sẽ bao gồm các thuật ngữ “vị ngữ của kết luận” và thuật ngữ còn lại trong tiền đề nhỏ (sau khi loại bỏ từ phán đoán tiền đề này thuật ngữ tham gia vào kết luận).
Các thuật ngữ này được sắp xếp theo trật tự chủ/vị: thuật ngữ “còn lại” [M] / “vị ngữ của kết luận” [P],.
Tất cả những sinh viên chăm chỉ học tập đều là sinh viên lớp ta;
Người này rất không chăm chỉ học tập,
Do đó, người này không phải là sinh viên lớp ta.
Quan hệ giữa các thuật ngữ được đặc tả bằng sơ đồ Venn:
Toàn bộ ngoại diên thuật ngữ “người này” bị loại khỏi ngoại diên thuật ngữ “chăm chỉ học tập”, trong khi toàn bộ ngoại diên thuật ngữ này lại bị bao hàm trong ngoại diên thuật ngữ “sinh viên lớp ta”, khiến ngoại diên thuật ngữ “sinh viên lớp ta” không nhất thiết bao chứa ngoại diên thuật ngữ “người này”.
Điều này có nghĩa là ngoại diên thuật ngữ “người này” không có được một vị trí ổn định xác định (xem ví dụ quy tắc 3, quy tắc thuật ngữ, với “Tất cả những người có thân nhiệt tăng đều là người ốm; người này không có thân nhiệt tăng, Do đó,…”).
Nào bây giờ chúng ta dùng thước đục lỗ hay compa vẽ thử coi.
Tại tiền đề lớn, toàn bộ ngoại diên của M nằm trong ngoại diên của P;
Tại tiền đề nhỏ, toàn bộ ngoại diên của S nằm ngoài ngoại diên của M.
Trường hợp 1: Ngoại diên của S khi độc lập với ngoại diên của M sẽ độc lập với ngoại diên của P.
Trường hợp 2: Ngoại diên của S khi độc lập với ngoại diên của M thì động thời không độc lập, mà lệ thuộc vào ngoại diên của P.
Ta sẽ có hai kết luận có dạng: S1 e P và S2 a P , tương ứng là “người này không là và cũng là sinh viên lớp ta.”
Theo các quy luật cơ bản của logic hình thức ta chọn / bỏ kết luận nào bây giờ. Đến đây sự vô lý mới thực sự trở thành vô lý. Còn trước đó sự vô lý không là vô lý, đúng không nào! Chứng tỏ tiền đề lớn có khôi phục được bằng cách nào thì nó cũng không là công lý. Rất tiếc không ai nhận biết được điều này. Thông điệp gửi tới các bạn là sự học tập cẩn thận phải bao hàm cả việc phân tích kỹ lưỡng đề bài khi trả thi. Tôi nhắc lại điều tôi nói trên kia, vấn đề là ở chỗ biết đối xử với kinh nghiệm.

Câu 6 (2đ). Dạng bài tập này quá quen thuộc với người học logic hình thức, hơn nữa dạng này được giao cho làm bài ở nhà thay cho kiểm tra giữa kỳ.
Tuy nhiên không phải ai cũng làm gọn, có ít nhất 1/3 không nhận đủ 2 điểm ở câu này.
Có nhiều cách làm…
Cách 1/ Xác định tính chu diên của các thuật ngữ
Ví dụ câu 6b: Thuật ngữ giữa (Kí hiệu M) chu diên trong cả hai tiền đề vì đều là chủ ngữ của phán đoán chung; P không chu diên trong tiền đề lớn, sẽ trở thành thuật ngữ chu diên trong kết luận.
Vậy suy luận này có kết luận duy nhất và tất yếu không. Hãy kiểm tra phương thức đúng của loại hình luận ba đoạn 3 (phương thức AEO ?).
Cách 2/ Mô tả quan hệ giữa các thuật ngữ bằng sơ đồ Venn.
Thực ra cũng như cách làm trên thôi.
Ví dụ câu 6a: (câu này và câu 6c không khác gì đâu đấy, là muốn nói đến kết luận).
Ngoại diên của P và M là độc lập nhau (tiền đề lớn); trong đó một phần ngoại diên của M nằm trong ngoại diên của S, khiến cho một phần ngoại diên của S cũng là như vậy với ngoại diên của M (tiền đề nhỏ); kết quả là phần ngoại diên này cũng nằm ngoài P, ta có kết luận: S o P (EIO).
Cách 3/ Kiểm tra việc tuân thủ quy tắc trong suy luận của mỗi loại hình.
Ví dụ câu 6c.
+ Dựa vào quy tắc một: không vi phạm;
+ Dựa vào quy tắc hai: tiền đề nhỏ không là phán đoán khẳng định. Không vi phạm;
+ Quy tắc ba: tiền đề nhỏ không là phán đoán khẳng định, nên kết luận không thể là phán đoán riêng.
Ta có kết luận: S e P (AEE).

Tổng quan
Điều không khó khăn lắm để không nhận ra: ý 2 của câu 3 và câu 6 có khá nhiều người giải được, tình hình này không lặp lại ở các câu khác đặc biệt với câu 1 và 2. Riêng câu 5 cũng khá nhiều người làm được theo khả năng 1, với khả năng 2 thì không một người nào.
Nguyên nhân nào ở đây?
Học bài theo “mẫu”.
Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ học thuộc, nhưng “thuộc mẫu”, ngoài mẫu mà không rơi vào sự lúng túng thì cũng… botay.com.
Không nắm lý thuyết: câu 1, câu 2 xác nhận nhận định này; Ý 1 câu 3 là chứng tỏ nhận định ấy là hoàn toàn, đồng thời cũng xác thực rằng, thuộc lý thuyết và nắm lý thuyết không phải bao giờ cũng là một. Có nhiều bài làm cho thấy sự trôi chảy trong diễn đạt đã bị bẻ “què” trong vận dụng vào hai trường hợp cụ thể.

Phần sau đây,
Dùng cho việc tham khảo chung cách trả thi và cũng là để các sinh viên dự học kỳ hè 2014 tự đánh giá kết quả học tập môn logic học.



ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC PHẦN

Tên học phần: Logic học; Thời lượng: 2 đvtc
Áp dụng cho sinh viên dự học kỳ hè
                  Thời gian làm bài (không tính thời gian đọc và phát đề): 90 phút      
                                                                                                Đề số 02; 06 câu



Câu
Nội dung
Điểm

1
− Phát biểu định nghĩa khái niêm nội hàm khái niệm ngoại diên;
− Phân tích
+ Đường chéo bằng nhau và vuông góc tại giao điểm chia đôi…; Các tứ giác có góc, cạnh bằng nhau;
+ Tính chất chia hết cho 2; Mọi số có tận cùng chẵn.

1



2
− Nếu dựa vào quy tắc:
      a) Vi phạm quy tắc khẳng định; chỉ dừng lại ở đối tượng không có dấu hiệu    này;
b) Vi phạm quy tắc cân đối; định nghĩa quá rộng.
− Nếu dựa vào nhiệm vụ:
a)      Không phân biệt được đối tượng cần định nghĩa; không vạch được dấu hiệu bản chất của đối tượng;
b)     Tương tự như ý trên (a) …



1


3
− Phát biểu định nghĩa; thể hiện kỹ năng vận dụng: căn cứ xác định
− (Thế nào và khi nào) yêu cầu phải chính xác về thuật ngữ, không lẫn với ký hiệu thuật ngữ:
             a)  − / +                               c)  + / −
             b) − / −                               d)  + / +


2

4
− Quy trình?... (phán đoán 1: kết luận; phán đoán 2: tiền đề lớn; khôi phục: cách thức…)
− Suy luận theo loại hình luận ba đoạn 1 với tiền đề nhỏ phủ định.
− Kết luận không là duy nhất và tất yếu.

2

5
− Cách 1: “đọc” các thao tác thiết kế sơ đồ trược quan.
− Cách 2: tương tự: xác định bằng miêu tả tính chu diên của các thuật ngữ;
− Cách 3: xác lập quan hệ các thuật ngữ dựa vào quy tắc;
− Loại hình luận ba đoạn 3; phương thức OAO (một vài loài hoa không có màu đỏ).

2



6
Rút kết luận bằng mô tả. Đánh giá kỹ năng diễn giải qua mô tả…
a)      Không; loại hình 2 với hai tiền đề  là phán đoán khẳng định.
b)     Không; loại hình 1 với tiền đề nhỏ phủ định.
c)     Không; loại hình 3 với tiền đề nhỏ phủ định.
d)     S i P; loại hình 3, phương thức AII.
e)     S i P; Loại hình 4, phương thức AAI.


2