Canh hai: “Loạn
ngôn”
- Đức Khổng!
Ngài từng bảo cho Nhan Hồi, …phàm đã “phi Lễ” thì “đừng nhìn, đừng nghe, đừng nói, đừng làm”… Chẳng hay, phải khi thế
“chẳng đặng đừng” thì sao?
- Có đâu lại thế! Biết là “trái Lễ”
mà vẫn nhắm mắt làm thì bừa chỉ có kẻ mục
hạ vô nhân, số này ta không giáo hóa được! Vả cũng hiếm thay! Khi bậc thái
thượng lấy đức dạy dân, lấy “lễ” tề
dân, bậc thứ nhì lấy “chính sự” mà
khiến dân, lấy “hình” mà ngăn dân,
chỉ khi giáo hóa mà dân không theo,
đến mức hại nghĩa nát tục thì mới lâm
thế “chẳng đặng đừng”. Nhưng phải khi đến mức ấy thì phải rất kính cẩn và thận
trọng, “vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi; dục
tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”. Vậy nên “Tiên hữu tư, xá tiểu quá, cử hiền tài”.
Thời Đông Hán, các thuộc hạ của Đổng Trác được trưng dụng không sót đứa nào,
nên có đâu “chó càn cắn giậu”, quá quắt đến mức đã phải chẳng đặng đừng!