Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

NỠ NÀO “ĐẶNG CÁ QUÊN NƠM” (tiếp)

Nén lại tất cả các chiều không-thời gian trong một bài thơ vỏn vẹn hai mươi tám chữ, thì duy chỉ thơ tứ tuyệt mới có thể làm! Không nhẽ lại còn đi tìm định nghĩa cho nghệ thuật ẩn dụ như là phương thức chuyển nghĩa của từ nếu Tiếng reo còn có thể đem lại được điều gì khác ngoài tất cả các âm thanh đều được hợp nhất trong tiếng vang của nghĩa. Và khi người ta chỉ có thể đọc lên cái còn ẩn giấu sau tất cả những cái nói ra thì việc đi tìm ẩn ngữ trong Tiếng reo sẽ là diễn tiến của một giấc mơ bừng tỉnh. Tư duy thơ tiến triển liền mạch từ quá khứ như là ngữ pháp của giấc mơ về huyễn tưởng bonsai. Nghệ thuật truyền thống trong đó người nghệ sỹ không hề ký tên và đề ngày tháng ở một góc nào đó trong tác phẩm khiến nghệ thuật bonsai đã củng cố một cách kỳ diệu cho một quan niệm chỉ cái bây giờ mới là mãi mãi. Nếu có một cái gì đó không bao giờ hoàn thành (trong thời gian) cái đó là nghệ thuật bonsai! Bonsai là một thú chơi, mọi thời gian có đổi thay thì cũng chỉ là để phù hợp với vẻ ngoài của cây mà về cốt lõi vẫn y nguyên như thế. “Cây cao bóng cả” trong Tiếng reo được đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân sắp đặt như thế nào thì phần kết (hay hợp) của thơ cũng không cản trở những ý nghĩ sâu xa không dễ gì có thể nói ra…

NỠ NÀO “ĐẶNG CÁ QUÊN NƠM”

Ôi… Tiếng reo! Tiếng reo!

Đâu…, như là không phải!

“Tôi vui tôi sướng biết bao nhiêu

Tôi học “Mười bê” Nguyễn Gia Thiều

Nay đã trở nên người anh Cả

Cuộc đời vui bay bổng cánh diều”                              

chả là tiếng vang lên của từ nguyên đằng sau mỗi tiếng trong bài thất ngôn tứ tuyệt thì sẽ là gì để “khúc vui xin lại so giây cùng người” đây, minh định nên chân giá trị qua sự tương tác giữa các diễn ngôn như một cuộc đối thoại vô định.