Ôi… Tiếng reo! Tiếng reo!
Đâu…, như là không phải!
“Tôi vui tôi sướng biết bao
nhiêu
Tôi học “Mười bê” Nguyễn Gia
Thiều
Nay đã trở nên người anh Cả
Cuộc đời vui bay bổng cánh diều”
chả là tiếng vang lên của từ nguyên đằng sau mỗi tiếng trong bài thất ngôn tứ tuyệt thì sẽ là gì để “khúc vui xin lại so giây cùng người” đây, minh định nên chân giá trị qua sự tương tác giữa các diễn ngôn như một cuộc đối thoại vô định.
Với việc lấy vần bằng làm
chính lệ, “Tiếng reo” với “Tuyệt cú” dưới này của Đỗ Phủ:
“Lưỡng cá hoàng oanh minh thúy
liễu
Sổ hàng bạch lộ thướng thanh
thiên
Song hàm Tây lĩnh thiên thu
tuyết
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền”
cùng là đồng vọng của khúc “Nghê
thường” trước một cảnh giới “Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi/ Đêm thanh nguyệt
bạc, khách lên lầu” (thơ Ức Trai).
Luật ngữ âm trong lịch sử tiếng
Việt dẫu có biến đổi thế nào thì người Việt làm thơ nếu không muốn chỉ đạt mức
“nắn nót miễn sao nên bốn vế” (Lưu Trọng Lư), thì căn bản vẫn cứ phải dựa vào
phép tắc nghiêm ngặt ở sách “Đường vận” của Trung Quốc, thời Đường. Thế nhưng
có vượt được lên phạm vi trường ốc, dựa vào thực lực ngữ âm tiếng Việt, mô phỏng
các thể tài thi ca Trung Hoa mà phát triển sáng tạo tư duy mỹ học trong quá
trình vận dụng tất cả các phương diện thi phú vào thơ thì thơ quốc âm lại mới
được như là thơ Hàn luật. Cái gọi là vô thức tập thể thì nó phải vậy: không
theo thì không được, nhưng có cưỡng lại truyền thống qua cách sáng tạo mang dấu
ấn cá nhân thì “ý chí quyền lực” mới có trọn vẹn ý nghĩa là cái cần phải không
ngừng tự thân vượt qua. Trong nghệ thuật văn chương thì Thơ Mới, rõ ràng là một
kinh nghiệm và điều này thì trong thơ thất ngôn tiếng Việt hãy còn hiếm người cá
nhân hóa được kinh nghiệm này!
Ở đây là chỉ nói về mỗi việc bố
trí thanh điệu và tiết tấu trong thơ cận thể. Có dường như nhẹ về khuôn phép, tức
“phải lễ” vừa vừa, nói nhanh thì là “một vừa hai phải”, thì mới khơi dậy được sự
bay bổng của cú pháp, và còn cả về phương diện từ pháp nữa, ở thơ. Với tính
cách là sự bừng tỉnh của giấc mơ, “Tiếng reo” không chỉ đi theo mô típ cổ phong
qua hình thức thơ thất ngôn với tiết tấu 2/ 2/ 3 (hay 4/ 3), mà còn có sự chuyển
ngắt nhịp sang 3/ 4, thì mới biểu đạt ra được sự nhận biết trở lại những chồi gốc
của những kí ức bị dồn nén… từ một mặc cảm tự trị phát triển đến mức đủ mạnh, đủ
để vượt được lên các đỉnh thời gian của dĩ vãng của hiện thời mà thâm nhập vào
ý thức.
“Cuộc đời vui/ bay bổng cánh
diều” (!).
Một sự thăng hoa nghệ thuật từ
vô thức vào tinh thần thời đại!
Thơ cận thể tuy có cái chặt chẽ,
cân đối, mềm mại, du dương… nhưng thơ cổ thể thì lại mới linh hoạt, rắn rỏi,
réo rắt… Vẻ đẹp của thơ cổ thể toát ra một cách tự nhiên chính bởi điều bắt buộc
đối với thơ cận thể về niêm, về luật, về đối hoàn toàn là không đến mức câu thúc
với thơ cổ thể. Đây mới là điều mà thi gia có thể cho đối ngẫu với nhau các thực
thể không nhất thiết phải dính dáng gì đến nhau. Vả lại, thì tuyệt cú là bát cú
tỉnh lược, trong đó mỗi câu phải đảm nhận chức năng của hai câu nên chủ thể có
vi phạm chút ít quy định về niêm, luật, đối thì lại mới phô diễn hết ý tứ cao đẹp
của mình! Có thế thì “Tiếng reo” cùng là tiếng đồng vọng với “Tuyệt cú” cũng có ý là phân biệt với Đỗ Phủ rồi.
Trong thi ca phân biệt nhau chả cần gì lắm, đôi khi chỉ có thể bằng một nhịp “hoãn”,
cụ thể ở đây chỉ cần vượt qua âm luật chẵn-lẻ đảo thành lẻ-chẵn mà “Tiếng reo”
với phần “hợp” mà lại thành “khởi”: đâu còn bâng khuâng những nỗi niềm chứa
chan muôn thưở của Đường thi mà rộng mở ra một chân trời mới, một viễn ảnh hợp
nhất thiên nhân!
Câu thơ kết đã không ngắt nhịp
đúng luật. Có lách luật thì lại mới có thể bắt vần sang thơ sáu – tám, hay thơ thuần
sáu, mà kể cả có là thuần thơ câu tám chăng nữa cũng sao để có thể hòa vào lối
thơ truyền thống ông cha. Công việc của một nhà dịch thuật thơ Đường thì còn
làm gì khác hơn là “thuần hóa” Đường thi để có thể phát huy phương tiện nghĩa của
từ, dựa vào những quy tắc cú pháp thông thường, một khi “thơ là sự viết sai ngữ
pháp”. “Tiếng reo” là một cao trào nhạc điệu của ngôn từ và chất rượu của thơ!
Trời xanh bui một cánh diều
Giữa dòng gỡ lưới, mái dầm thảnh
thơi.
Một khung cảnh yên ả thanh
bình. Hoàng hôn xanh như ngọc. “Vừng nguyệt nhô lên thuở nước cường” (Ức Trai).
Vì tinh tú hiện ra vào đúng vào thời khắc mà người ta chỉ có thể cảm nhận qua cử
chỉ khoan thai của ông chài lần gỡ từ những mắt lưới cuối cùng…
“Chèo lan bắt bẻ thuở tà
dương,
Một phút qua nhìn một lạ dường”
(Ức Trai)
Đây là lúc mà cuộc vận hành
không mệt mỏi của tự nhiên tạm hoãn qua một nhịp sống…
Thế nên thay vì “nhất phiến
nhàn tâm nhiếp thái hư” thì thi nhân dùng từ “bay bổng”. Khi những từ hàn lâm để
dùng vào việc chỉ tính thăng hoa của cuộc sống thì thi phẩm phải cậy vào những
từ dân dã mà thành ra cái dùng để mô tả trạng thái độc thư nhàn. Thư nhàn để chỉ
về cái trạng thái thông thường xảy đến mỗi lần ngày, khi nỗi niềm “tại niệm độc
tiên ưu” tạm lắng! “Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng/ ngả mình trên liếp cỏ…”
khác gì đâu với “khách lên lầu” nếu không phải ở cái ngắt nhịp theo luật thơ cổ
phong!
Từ khi “đời sau thơ quốc âm gọi
là Hàn luật”, cái sự hạn vần mà không hạn tiếng mới làm rộ lên những thanh điệu
trong thơ tiếng Việt, kiến tạo nên sự dồi dào về tính nhạc cho thơ. Cái biện chứng
pháp giữa nội dung và hình thức, quả như thật là những “mấu chần” - giống như
cái ta quan sát được trên bề mặt một tấm nệm, mà thi ca lưỡng lự vì phải bươn
lên chiếm lĩnh ngôi quán quân để nghệ thuật thôi làm gì hơn: bộc lộ cảm thụ đau
khổ con người!
Cho nên là cách làm đảo ngữ ở
câu thơ kết trong “Tiếng reo” mà “cánh diều” được hợp về làm một với “viên
mãn”. Với nhịp lẻ mở đầu trong phần kết, câu thơ như một hơi thở với những ẩn ức
bị dồn nén trào sôi rồi lan tỏa vào mênh mang, mênh mang cả một miền quê phẳng
lặng! Đây là pháp thuật của Đường luật đối với các “thực từ” mà thơ nôm với luật
cổ phong, nghệ nhân phải “cao tay ấn” thì mới tạo sinh tính gợi thanh thông qua
phép hoán dụ. Việc kết hợp khéo léo các từ tượng hình với âm gợi thanh thông
qua việc phân nhịp đã phá vỡ giới hạn của các mệnh đề, và thế là một trật tự
tuyến tính các âm điệu cứ thế bày ra... Điều này khiến “lệ bất luận” với các tiếng
hai, bốn, sáu… với những thanh âm, không còn phải “bất luận” bởi những thanh âm
mới được tạo nên khi nhịp di chuyển.
“Quyền họa phúc/ trời tranh mất
cả
Chút tiện nghi/ chẳng trả phần
ai”
(Nguyễn Gia Thiều)
Rõ ràng xu hướng thơ cổ phong
tiếng Việt là bươn lên, vượt lên ranh giới giữa kinh nghiệm tri giác và lí trí
hàn lâm bằng phép đảo ngữ thuần túy hình thức mà ngôn ngữ thơ giảm dần tính chiếu
lệ trong ngữ âm Việt! Tại sao lại phải coi như đối ngẫu cuộc sống đầy viên mãn
với một cánh diều hôm cả gió… Lộ trình đến với sự “hợp nhất” thiên nhân là quá
trình giải nén bức thi họa mà khách thể đơn giản là huyễn tưởng được khơi thông.
Và đấy mới là điểm nhấn mang tính quyết định cho toàn thi phẩm… Dư âm của “Tiếng
reo” không còn ở tiếng sáo diều. Mà đâu, làm gì có tiếng ngân nga xa lắng của
sáo diều… Vẳng đâu đây chỉ còn là “Tiếng ca còn rền trên cõi tiên”(!).
Quyền lực của “quốc âm Hàn luật”
là đấy. Ở sự gợi lên sự liên tưởng đến những văn bản thi ca khác ngoài nó về một
cuộc đối thoại lịch sử không chỉ tại đương đại!
“Hỡi người xưa của ta nay…”
(còn tiếp)