Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Giấy xin hoàn ứng

Kính thưa các quý ông/ bà/ anh/ chị cán bộ viên chức Đại học Quy Nhơn.

Tôi đã từng ứng trước niềm tin, yêu, quý, trọng của các quý vị. Và đã thực sự cố gắng để không bao giờ được phép làm tổn thương nó.
Nay tôi xin thanh toán khoản nợ danh dự này.

Với một mong muốn được đền đáp tấm lòng của các vị:
Chúng ta đều phải lao động để nuôi con. Con ta có giỏi giang thì cũng chỉ làm nổi một việc hay còn gọi là nghề.
Ví dụ, nấu cơm chẳng hạn.
Thế thì nó phải dựa vào đứa khác hái củi, không thì trồng rau…
Vậy thì, chỉ nghĩ đến việc chăm chút con mình khôn ngoan, lành nghề, mà không nghĩ đến người khác cũng cần phải chăm chút con của họ khôn ngoan, lành nghề ?…
Đương nhiên là không rồi, phải không ạ!
Càng phải nghĩ đến làm sao để người khác nuôi con của họ thật tốt như mình phải tất bật nuôi con mình.
Có thế, chúng mới dựa được vào nhau và cho nhau được dựa.
Không được để tình trạng, rồi lại cứ tiếp diễn “kẻ láu lừa ngu” đến bọn con cái.
Còn đây, là “tờ biên nhận”… coi như là “vật thế chấp” cho khoản “hoàn ứng”.

                                                                  ...

                                             Quy Nhơn, ngày 22 tháng 4 năm 2015

ĐƠN THƯ PHẢN ÁNH CÓ TÍNH CHẤT CÁO GIÁC
Hành vi mờ tối của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng 
trường Đại học Quy Nhơn

     Kính gửi: Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Nhà nước tỉnh Bình Định

Kính thưa Hội đồng.
Tôi là Nguyễn Thanh Hải, hiện là giảng viên khoa Giáo dục Chính trị & Quản lý Nhà nước, trường Đại học Quy Nhơn.
Ngụ tại 02/5, đường An Dương Vương, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Phản ánh qua đơn thư tới Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Nhà nước, tỉnh nhà.
1. Tình hình Công tác thi đua, khen thưởng trường Đại học Quy Nhơn
- Về truyền thống của công tác này tại Đại học Quy Nhơn, tôi xin lấy Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, có tham chiếu Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, của Chính phủ ta làm cơ sở xác định thành tựu và hạn chế của công tác này từ 2010 trở về trước, mà không đề cập đến nó nữa, tại văn thư này.
- Hiện tại từ 5 năm gần đây: “Hội nghị Điển hình tiên tiến Trường Đại học Quy Nhơn năm 2015”, ngày 10/4/2015, đã tiến hành và công bố bản văn “Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng 5 năm (2010-2015) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2015-2020)” trong đó lộ rõ những điều Hội đồng Thi đua-Khen thưởng ở đây cố tình che giấu:
+ Việc tổ chức các phong trào thi đua và kết quả đạt được qua các phong trào chỉ tồn tại trên văn bản, không hề đi vào thực tiễn. Thực tế những hiện tượng tiêu cực không hề suy giảm mà lại còn có biểu hiện gia tăng…
+ Về công tác chính trị tư tưởng: tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, các văn kiện của Đảng và chính quyền các cấp không thể quy nhập thành thành tích thi đua. Thực tiễn khẳng định “những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, tạo được sự đồng thuận và quyết tâm (…), hướng tới sự phát triển bền vững của Nhà trường…” [trích] là không thể kiểm chứng.
+ Công tác tổ chức cán bộ: hoàn toàn bị thao túng; công tác sinh viên vẫn là tình trạng “trống xuôi kèn ngược”, sinh viên không được bênh vực và bảo vệ…
+ Công tác tuyển sinh, thực hiện tốt về chỉ tiêu khối lượng, còn thì là chưa thật sự khách quan trong phân hóa đối tượng đầu vào, đặc biệt đối với hệ không chính quy và Cao học. Nguồn ra, một số ngành rất đuối.
+ Thực hiện nhiệm vụ đào tạo: thiếu trách nhiệm ở người lãnh đạo cao nhất.
+ Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng: tê liệt.
+ Công tác xây dựng cơ sở vật chất và kế hoạch tài chính: hoàn toàn mất kiểm soát.
+ Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế không trở thành thành tích chung của Nhà trường, bởi nó chỉ được tổ chức và phát huy được tại những đơn vị cơ sở có truyền thống và có ưu thế vượt trội. Nghĩa là nó chưa được xã hội hóa thành điển hình tiên tiến.
+ Công tác thanh tra, hoàn toàn mang tính chủ nghĩa hình thức.
2. Về các danh hiệu thi đua
+ Đối với tập thể: hoàn toàn xứng đáng. Thực tế cán bộ công nhân viên chức trong trường đã tự giác vì “ngôi nhà chung” mà cống hiến. Song điều này không phải do phù hợp giữa nó với “công tác chính trị tư tưởng” tại nhà trường này. Một khi con người biết hoạt động vì lợi ích chính đáng của cá nhân mà không phải đợi đến “Phong trào thi đua” phát động, thì các động cơ cá nhân đó vẫn hợp thành động lực chung của quảng đại quần chúng. Điều xót xa cho nhà trường ĐHQN là đã hoàn toàn đánh mất cơ hội để được cống hiến nhiều hơn và nhân phẩm không bị tổn thương lần nữa. Cơ hội đó là được Bộ Giáo dục & Đào tạo cử đến đây một Hiệu trưởng xứng đáng.
+ Về cá nhân: Các văn bản về thi đua khen thưởng của các cấp ngành hầu như vô hiệu hóa năng lực điều chỉnh tại ĐHQN cùng với các biện pháp ngăn chặn tiềm ẩn.
Chứng minh:
1) “Vụ mua bán điểm trên mạng” (thuật ngữ tạm dụng) vẫn đưa hai ông Nguyễn Hồng Anh và Đỗ Ngọc Mỹ là những Chánh/ Phó Hiệu trưởng Đại học Quy Nhơn soán ngôi “Điển hình tiên tiến” của ngành, năm 2014, trong khi vụ việc lùm xùm kia cho đến thời điểm này vẫn “chưa rõ” đen/ trắng!
2) Môt danh hiệu cá nhân tiêu biểu 5 năm (2010-15) được trao cho ông Hoàng Thái Tr., một cán bộ chỉ công tác trong 4 năm, và 4 năm đó ông có một số hành vi không tương hợp với phẩm chất cần có đối với một giáo chức. Và hoàn toàn không xứng đáng nếu so sánh với tôi khi Hội đồng Thi đua-Khen thưởng tại đây hoạt động với một tinh thần trách nhiệm đúng như nó có, ít ra nó còn biết ra quyết định có căn cứ, chẳng hạn, các quyết định số:
* 1072-QĐ-ĐHQN, 8/10/2010, với “Thành tích xuất sắc trong năm học 2009-2010”;
* 266-QĐ/ĐU, 20/12/2010, với “Thành tích tiêu biểu 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2007-2010)”.
* 310-QĐ/ĐU, 19/01/2011, với “Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2010”;
* 2943-QĐ-ĐHQN, 13/11/ 2013, với “Thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo. Đạt danh hiệu nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2008-2013”;
* 195-QĐ/ĐU, 17/01/2014, với “Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2013”.
Cứ liệu đưa ra chỉ mang ý nghĩa chứng minh, không nhằm mục tiêu tước đoạt lại danh hiệu. Vì thực tế công tác thi đua khen thưởng của chúng ta dẫu có được Đảng và Nhà nước tăng cường giám sát và thực thi quyền kiểm soát đến mức nào thì nó vẫn cứ bị cấp cơ sở “lòe”.

                   Nơi nhận:                                                                                    Kính đơn
- Như nơi gửi,
- Ủy ban Kiểm tra ĐU ĐHQN (để biết),
- Ban Thanh tra Nhân dân ĐHQN (để biết),
- Ban Thi đua Công đoàn ĐHQN (để biết),
                                                                                Nguyễn Thanh Hải