Phản cảm!
Phản cảm! Rất phản cảm!
Bằng phong
thái nói/ kể chuyện/ giảng bài, cũng có thể kết hợp tất cả chúng lại với nhau
ông Giáo sư Hoàng Chí Bảo hoàn toàn lôi cuốn người nghe vào những câu chuyện
dông dài, lam man về Bác Hồ tại Hội nghị chuyên đề năm 2015: ''Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn
bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh'' trước toàn thể đảng viên, giảng viên, viên
chức trường Đại học Quy Nhơn.
Dường như
ông sớm nhận thấy sự thiếu tập trung cho chủ đề suốt hơn hai tiếng đồng hồ đầu
buổi, trước nửa ngàn con người nên đã chủ động cho nghỉ giải lao với một vẻ đầy
luyến tiếc thời giờ vàng ngọc của nhà khoa học, một cây lý luận… để
Sang hiệp 2
lại vẫn một mình một bóng ông rê, dắt tới sát cầu môn nhưng vẫn không sút.
Rốt cuộc các
khái niệm hay thuật ngữ: tính trung thực
Hồ Chí Minh, tinh thần trách nhiệm Hồ Chí Minh, tính quần chúng Hồ Chí Minh,
tình đoàn kết Hồ Chí Minh, tinh thần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Hồ Chí
Minh đã được ông GS phó mặc cho giới trí thức Đại học Quy Nhơn tự xác định
lấy nội hàm thông qua những (rất nhiều) câu chuyện về Bác Hồ.
Ông GS đại
để.
Bác khai
trong một “căn cước” họ và tên, Lin, nghề nghiệp thay vì dẫn ra hàng loạt chức
danh, hàm, vị như trong các-vi-dít hiện đại Bác đề mỗi chữ làm thuê… và đã từng vẽ thuê cho một hãng sản xuất đồ gốm nhái cổ
để kiếm tiền nuôi thân và hoạt động… Thay vì, phải làm đúng hợp đồng là viết
lên bình sứ những câu thơ của Đỗ Mục, Đỗ Phủ, Lý Bạch hay của một thi nhân
Đường thi nào đấy, Bác lại viết lên những nội dung tuyên truyền cho cách mạng,
những khẩu hiệu kêu gọi đấu tranh khiến ông chủ xưởng gốm người Pháp gốc Hoa
kia suýt bị giới cầm quyền Pháp lúc ấy tống ngục…
Nó sai phè
phè ra như vậy mà ông cũng chẳng hề ngọng nghịu tý nào. Nhà tư bản người Hoa có
thể không có được nét chữ đẹp, nhưng không thể không biết chữ Hán cũng như u mê
mù tịt về Đường thi… Hơn nữa, một cốt cách văn hóa như Hồ Chí Minh không bao giờ
lại đi làm một việc trái đạo về văn hóa dẫu có lợi cho mình mà gây hại cho một
doanh nghiệp không sản xuất hàng cung ứng cho chiến tranh hay nước giải khát có
cồn… Ấy là chưa nói đến việc Tổng thống In-đô-nê-xi-a gửi tặng Bác một bức khảm
có một không hai qua tay vị trưởng đoàn thể thao ta. Vị này đã bị Bác mắng là ngu bởi không hiểu nổi giá trị nghệ
thuật và giá trị kinh tế khi ông tự tiện đổi món quà này cho một trưởng đoàn
Maroc ma mãnh để lấy một chiếc… mâm đồng. Quả là tay trưởng đoàn ta ngu thật.
Ngu đến nỗi cái nguyên tắc tối thiểu về mặt hải quan mà cũng không biết. Chẳng
nhẽ cán bộ chúng ta thời bao cấp đều ngu ngốc cả thế hay các thủ tục hải quan
của cái thời “ngày xửa ngày xưa” nó ra vậy…
Ngày xửa
ngày xưa có một anh nông dân thuê đất của con quỷ với hợp đồng chia đôi sản
phẩm. Anh đã trồng lúa, khoai lang, và ngô… Mùa thu hoạch anh thu về thóc, củ
và bắp chỉ để lại cho con quỷ những gốc rạ, dây lang và những thân cây khẳng
khiu khô đét… Con quỷ cay đắng chấp nhận những thứ do anh nông dân thải ra vì
không có cơ quan chức năng nào khi đó có năng lực xử lý trách nhiệm các bên
tham gia “ký kết” hợp đồng.
Chuyện y xì
Đại học Quy Nhơn.
Đúng là trò
trẻ con!