Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

“Sư phụ” / “Kê-qué”/ “Tý- gặm” và cái “Chĩnh mẻ” !!!


Chuyện dê, gà, nhím lạc vào nhà quan không mới!
Chúng có cẳng, chí ít cũng là một cặp dài đến tận… háng, chứ chẳng phải chơi (!), lại ưa “tung tăng”, có đầu óc nhưng lại không có trí nhớ, được định hướng nhưng chỉ trên văn bản, nên nhầm lẫn... Âu cũng là “Chuyện thường ngày ở Huyện” (!).

"Thường ngày" là bởi sự để ý thấy một sự kiện xảy ra theo thời gian thì một sinh vật nào đó quyết phải có trí nhớ. Không có điều ấy khiến mỗi cá thể dê, gà, nhím… đã không có lấy chút cơ sở nào để mà so sánh. Không dụng được phép so sánh nên từng cá thể dê, gà, nhím không thể biết “chung cư” của chúng chỉ có thể là các hộ nông dân chân lấm tay bùn.
Không biết như thế nên cứ như gái quê lên tỉnh, ngơ ngác “lạc” vào “lầu”… son. Sàn nhà bóng lộn không thể chấp nhận những “cặp đôi hoàn vũ” không thèm biết đến hia hài kia nhưng luôn biết mặc cảm về thân phận, với tha thiết đổi đời nên đã cứ lần lữa “hoàn cư”.
Đại học Quy Nhơn rặt những trí thức, nhưng cũng không có trí nhớ. Họ lú lẫn tới mức đánh đồng tiền bạc với chuột nhắt. Đánh đồng giữa cái vô tri giác với loài gặm nhắm với cơ quan khứu giác vượt lên trên tất cả mọi sinh vật trong khả năng có thể biết đến của con người.
Đã thế, đám trí ngủ lại luôn gật gù với cái “chĩnh sứt” mà nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại thì gọi nó là “chung cư”. “Chó lại đi cắn áo rách bao giờ” (!). Nghĩ vậy nên chỉ chăm chăm vào việc ca hát suốt ngày rồi… ngủ!
Trong giấc “mơ tiên” của đám trí ngủ, thậm chí chúng còn để ngỏ “song thưa” mà không chút “ngại ngần” gió khuya về chợt lạnh cả “người mơ”.
Đúng. Không có trí nhớ.
Không có tí ấy, bởi sự để ý thấy một sự kiên xảy ra theo trật tự tuyến tính tỉnh / mơ thì một sinh vật quyết phải có ký ức. Không có ký ức nên mỗi cá thể ở đây đã không hề hay biết về sự tồn tại lâu dài của một cơ sở giáo dục tất đến hồi buồn bã, có đám học sinh ngơ ngác của mình.
Thì đây nhá...

                                   Quy Nhơn, ngày 30 tháng 3 năm 2015


THƯ YÊU CẦU GIÁM SÁT VÀ BẠCH HÓA
HOẠT ĐỘNG PHÂN CHIA LỢI ÍCH

                
               Đồng kính gửi các quý ban
- Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy,
- Ban Thanh tra Nhân dân,
- Ban Kiểm tra Công đoàn.
Trường Đại học Quy Nhơn.

Tôi là Nguyễn Thanh Hải, cán bộ giảng dạy khoa Giáo dục Chính trị & Quản lý Nhà nước, trường Đại học Quy Nhơn.
Nay đứng đơn thư này,
1. Tường trình
Những ngày nghỉ ngơi thăm chơi Tết Ất Mùi tôi được nghe việc phân chia lợi ích từ hoạt động tổ chức Học kỳ III (Kỳ học Hè) năm học 2013-2014. Sau đó, tôi cố gắng tìm hiểu sâu vào chuyện này, tuy không dễ dàng nhưng tôi biết được như sau.
Nguồn thu học phí / lệ phí Học kỳ III (còn gọi là Học kỳ Hè 2014) từ sinh viên, sau khi đã chi trả cho người dạy, số còn lại được phân ra thành các “gói” gọi là “hệ số” để chi cho “công tác quản lý và phục vụ đào tạo”.
Cụ thể: Phòng Đào tạo, hệ số 10; Phòng Kế hoạch Tài vụ, hệ số 10; Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, hệ số 02; Phòng Hành chính Tổng hợp, hệ số 02; Ban Giám hiệu, hệ số 08,… Ban Chủ nhiệm và Bộ môn quản lý học phần, tùy theo khoa, từ 20 – 80 triệu VND…
2. Nhận định
- Sự phân chia lợi ích có dấu hiệu không phù hợp, bởi nó không dựa vào cơ sở có tính pháp lý hay pháp quy nào. Tính chất này đã gieo vào dư luận sự đố kỵ và ganh tỵ đặc biệt trong khối phòng ban, rất không có lợi cho sự ổn định xã hội tại nhà trường Đại học Quy Nhơn.
- Khối phục vụ đào tạo ở một vài bộ phận hầu như không được thụ hưởng gì với câu phàn nàn “có tiếng mà không có miếng”, thậm chí có cả những câu thể hiện rõ thái độ bất bình đến cực điểm.
- Khối quản lý thụ hưởng quá nhiều trong khi họ thực hiện chức năng và trách nhiệm tổ chức quản lý đối với hoạt động giảng dạy và học tập một cách luộm thuộm và cẩu thả chính tại thời điểm này (khoảng từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, 2014).
- Tôi còn nhận thấy cách phân chia như thế này thực sự bất minh: sau khi phân chia, có đơn vị “ganh tỵ” nhau, khiến Ban Giám hiệu lại phải điều tiết lại bằng cách thu lại 1.000.000 đồng / người đối với đơn vị có hệ số cao nhằm “giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo” (!).
- Cùng là làm ngoài giờ, tiền tôi được nhận không được quá quy định theo QCCTNB, trong khi ấy tiền chi cho các thành viên Ban Giám hiệu: 08 hệ số x 15.000.000 VND : 4 người = 30.000.000 VND/ thành viên BGH.
Như thế, ai người có quyền thụ hưởng chính đáng theo khả năng lao động?
3. Đề xuất
- Các quý ban tiến hành giám sát, minh bạch việc làm này và yêu cầu các tổ chức, đơn vị chức năng trong nhà trường phải có thái độ và hành vi vấn an dư luận.
- Giám sát việc thu tiền lệ phí “cải thiện điểm” từ người học có phù hợp với văn bản pháp lệnh nhà nước về tài chính?
- Cho phép tôi nhận được sự trả lời bằng văn bản từ các quý ban.

Tôi chịu trách nhiệm về nội dung phản ánh tại thư này.
                                                                                                   
                                                                             Kính thư




                                                                     Nguyễn Thanh Hải