Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Công cụ nào cho giáo hóa con người? (phụ đề cho một nội dung dạy học phát triển)


Giáo dục chúng ta đã không mấy chú trọng vào việc dạy cho người học cách học và rèn luyện kỹ năng sử dụng phương pháp học để xử lý thông tin có phổ ứng dụng rộng, mà thường thì chỉ sử dụng phương pháp xử lý thông tin theo ngành nghề chuyên môn. Và cũng chỉ hạn định trong các trường dạy nghề, nơi mà sự tập tành và giáo dưỡng, huấn luyện và giáo dục thả cửa “chí chóe” như chân trần “dạo trên mẻ chai” thì dành cho đứa nào “máu” người hùng còn nhập nó vào giảng đường thì tùy cả ở đám “thằng ngọng” (x. VTV1, 16/12/15, 8h00…).

Nghĩa là không có phương pháp luận nào cho sự học, không có sáng tạo nào cho sự dạy. Điều này không hề khó khăn khi quan sát dạy học phổ thông, bởi nó chẳng khác bao lăm khi so với công nghệ sản xuất... dồi chó!
Việc khuyến khích tư duy sáng tạo trong nhà trường phổ thông đã không bắt đầu từ cái đơn giản nhất. Chẳng hạn, thay vì yêu cầu học sinh phải tìm ra đáp số cho bài toán “Một con ốc sên cần bao nhiêu ngày đêm để thoát ra khỏi một cái giếng cạn, sâu 10 m ? Khi ban ngày nó bò lên được 5 m thì ban đêm nó lại bị tụt xuống 4 m ”, người giáo viên chỉ cần cung cấp cho học sinh một aporia của Denon (490 – 430 tr.cn): để qua một đoạn thẳng trước hết phải qua mỗi nửa của nó. Khi đó “cô/ cậu chíp” sẽ chỉ mất 5 ngày đêm để qua một nửa chiều cao của giếng cạn. Nó vẫn còn “một cái ban ngày” để “leo” nốt phần còn lại 5 m mà thoát ra ngoài!
Đó mới là nguyên nhân để nàng Thúy Kiều xinh xắn của chúng ta xé toang “bản án bỏ túi” khi Hoạn Thư: “Rằng, tôi chút phận đàn bà/ Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”.
Các thông tin: Tôi/ Hoạn Thư; chút phận; đàn bà; ghen tuông; thường tình/ chuyện “thường”… tựa hồ như “nhận dăm ba chục ngàn” của CSGT không coi như tham nhũng ấy thôi mà…
Tuy nhiên, việc tiếp nhận thông tin với xử lý các thông tin hoàn toàn khác. Tiếp nhận, thì con trâu, con bò cũng dừng khi nghe “họ” và đi tiếp khi chủ nó “tắc”. Chỉ việc xử lý thông tin mới sinh ra ông chủ của con bò: Con vật của mình mệt rồi, vả lại công việc của nó xong rồi… Họ! Để ta cởi ách cho mi nghỉ, nha! Hay… Thôi thì gắng tí nữa, mi đã ăn no cỏ để mi cày với ta rồi mà: Tắc!
“Không người đàn bà nào mà lại không ghen tuông”. Thì chính bà quan tòa đang “xử tội” Hoạn Thư cũng vì đang “nổi cơn tam bành” đấy thôi. Chỉ có điều “…không nồng bằng ghen ăn” là vì bị “tước đoạt lại” bởi kẻ trước đó từng bị bà này tước đoạt “cả gói gió trăng” thơm lừng những “tài cao đức trọng” (!) “Chồng chung ai dễ ai nhường cho ai” còn là vì thế. Thế ai cướp “chồng tôi” để giờ thì tôi phải đi “cướp lại” chồng bà?
Vì “ngứa ghẻ”, Hoạn Thư đã vô tình mà xúc phạm tới người mà bây giờ đang ngồi ghế quan tòa, khiến mình trở thành bị cáo. Trong vai quan tòa cũng là vạn bất đắc dĩ vì trước đó chưa có phiên tòa mà bị cáo là phải chính thị Thúy Kiều! Cũng chỉ vì ghen tuông mà Hoạn Thư bị dồn đến cùng đường trở thành bị cáo. Thì ra công lý nằm ở đây chăng? Thời thế mà thành ra kẻ nắm vai quan tòa, người bị làm ra bị cáo.
- Bị cáo Hoạn Thư bẩm quý tòa, tôi đây chỉ là chút phận đàn bà, cho nên như mọi người đàn bà, ai mà chẳng có khả năng trở thành bị cáo. “Luật pháp bất vị thân”. Xin cùng “trừng trị” tất cả đàn bà có máu ghen tuông!
- Thôi, nhưng có mấy ai “ghen vợ ghen chồng không nồng bằng ghen ăn”. Chỉ có nhà ngươi mới “giận cá chém thớt” tới mức ấy, “Tha cho thì cũng may đời/ Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen” đấy nghe chửa?
- Phải! Đúng là “danh bất hư truyền…”, “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” (!).
Khảo sát thao tác logic trong xử lý thông tin để hình thành ý tưởng/ giải pháp của phiên tòa lịch sử, ta thấy:
Mệnh đề xuất phát: “Tất cả đàn bà đều có máu ghen tuông” (vì “chồng chung ai dễ ai chiều cho ai”), được coi là tiền giả định cho mọi tranh tụng trước tòa. Đây là ngầm ẩn trực tiếp. Ngầm ẩn trở thành ngầm hiểu là kết quả của thao tác loại suy và vận dụng sáng tạo trong hội thoại vào cảnh huống tranh tụng là một ngầm ẩn sáng tạo.
Còn “Tôi chút phận đàn bà” là nhằm xác nhận tiền giả định Hoạn Thư không phải là đàn ông! Cho nên, đàn bà ta nói chuyện đàn bà thôi, ha! Còn chuyện đứa nào thích, mê mệt ta nào hơn ta nào thì mặc xác nó. Ha!
Quan hệ giữa chủ từ và vị từ trong hai phán đoán thuộc dạng sơ đồ phán đoán A, thuật ngữ chủ ngữ và vị ngữ phụ thuộc/ chi phối lẫn nhau, khiến Hoạn Thư có hành xử thế nào cũng không thoát khỏi tính quy định chung. Còn giả như vận dụng phép kéo theo và hệ quả logic: hai biểu thức có quan hệ kéo theo nếu giữa chúng có một quan hệ về giá trị chân lý thì có thể thiết lập quan hệ cơ sở/ điều kiện – hệ quả. Nếu đàn bà bỗng dưng bất hạnh khi phải chung đụng chồng là chân thực, còn Hoạn Thư thì lại không phải là đàn ông “không có gì sai”, thì như thế Hoạn Thư có “giận cá” mà “chém thớt”… thì cũng “chả có vấn đề gì”... Nghĩa là giá trị chân lý “cứ bằng” 1 !
Đúng là như vậy, “ghen tuông thì cũng…” như người ta vậy cả! Ở đây, vị từ cũng được dùng để đối chiếu các sự kiện và hiện tượng cá biệt, nên lời biện hộ trước tòa của Hoạn Thư được sử dụng trong tình huống có sự đối chiếu. Trước khi có hiện tượng “thanh minh thanh nga” như… này (!) mà chúng ta biết có một ai đó, Thúy Kiều chẳng hạn, cũng “giận cá” và đang “chém thớt” như này, thì ai mà không thấy “thì cũng” đây là để đối chiếu với “ai cũng” vậy, mới là lạ! “Lòng vả” đâu có xa xôi gì mấy với “lòng sung”. Từ thì cố tình nhấn mạnh vào đặc điểm ít ai ngờ tới sự kiện được nêu: có giận hờn mà đem “thớt” ra… băm thì cũng chả có sao! Thực tế, đã chết ai đâu! Thậm chí, ngay cả “bầm mình bầm mẩy” mà cũng không nữa kìa!
Thật phúc đức cho những người đàn ông có được những con “ngựa cái” này. Ngay cả khi hằm hè “ngứa ghẻ”, điên cả tiết vì “rất rất yêu mình” mà vẫn “bình tĩnh và bản lĩnh” cùng “gãi nhau đúng chỗ” khiến cho “Cung thương là tiếng đàn/ Cung nam là tiếng người/ Ai oán khúc ca cầm châu rơi” ở Kiều cũng bỗng dưng “nhớ thương dần pha phôi”!
Quả thực, nếu phải lấy vợ thì nên lấy Hoạn Thư để còn có cơ hội trăng gió thì còn có với Thúy Kiều. Bằng không thì hoán đổi cũng được. Điều quan trọng là an hòa, ngôn ngữ hiện đại gọi đại là hòa giải. Bởi “suy đến cùng thì cũng chỉ đàn bà mới thiệt thòi thôi”.  Tần Hương Liên chả nói với Hoàng cô Công Chúa trước mộ Trần Thế Mỹ giữa một chiều cả gió, nhuốm đầy hoàng hôn, như vậy ấy là gì! Vậy sao lại không thể chia sẻ với nhau một tý như thế này được…
“Lấy đức báo oán thì lấy gì báo đức” (Khổng tử). Chỉ có cái “thẳng” mới có hiệu quả dùng cho báo oán.
Mới hay không chịu sự tác động của một nền giáo dục bề bộn như cái mẹt hàng xén với những lời mặc cả, kỳ nhèo cốt chỉ để minh họa cho sự khéo léo bày đặt, mà chủ tòa Vương Thị Thúy Kiều đã vượt lên trên tất cả các ngài chánh tòa trong các vụ xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén…

Nhể!