“CEO Nhật Bản nói gì về người
Việt Nam
Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa."
Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.
Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.
Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả.
Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…”
Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.
Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng”.
(Theo tuoitre.vn)
Lời bình
“Tôi có tham gia giảng dạy từ
năm 1983. Đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất, ấm áp nhất trong cuộc đời” -
ông Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ (nguồn VNN).
Tôi (tác giả) có tham gia giảng
dạy từ năm 1981 đến bây giờ, cũng vậy: quãng thời gian hạnh phúc duy nhất, vì
không có quãng thứ.
Người “dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt
vé”, người đóng bàn ghế, thợ hàn, sữa chữa ống nước… họ có phải suy nghĩ trước
khi hành động không?
Xã hội hiện đại cố gắng xóa bỏ
sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay: kẻ chỉ có nghĩ mà không
làm, người chỉ có làm mà không nghĩ ra cái gì (chính xác là không được nghĩ gì
ngoài thực hiện cái bổn phận).
Một người thì có bao giờ chịu
từ bỏ cái hạnh phúc nhất của mình bao giờ không? Một người công nhân xí nghiệp, người nông dân chân lấm tay
bùn với người thầy giáo vã bọt mép mới đủ miếng ăn cho gia đình có khác gì nhau
không? Tay chúng có không cùng lấm lem không,
quần áo có tả tơi như nhau sau mỗi buổi đi làm? Mồ hôi và nước mắt của chúng có
cùng vị? Chúng có khả năng dám bỏ ra một tháng lương để đưa vợ con đi chơi cuối
tuần một lần duy nhất trong năm không?
Những giáo viên như tôi cũng
chỉ “đáng coi” là lao động chân tay: xét về tính chất của lao động, xét về thu
nhập (hưởng thụ). Còn xét về giá trị, phải xin "người lao động chân tay" châm chước khi
sản phẩm của ngành chỉ mới đủ tạo ra được cái ốc vít.
Điều cốt yếu là động cơ làm
việc. Ai nói nhỉ: “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/ gian khổ biết dành phần ai”.
Với tôi và chúng tôi ở đây
không phải không thích lao động trong phòng có điều hòa, không phải không thích làm
sếp. Thậm chí rất khát khao, để có thêm "đồng ra đồng vào" nên đã phải đảo lộn cái
trường này hòng tước đoạt lại kẻ đi tước đoạt.
Giáo dục của Việt Nam
rất khéo. Ngày Nhà giáo Việt Nam
được ông Nguyễn Thiện Nhân hòa mình vào với đám bụi phấn thế là mừng lắm rồi!
Ông lại đã từng bảo hộ
cho chúng tôi bằng việc phái về đây một ông Hiệu trưởng chẳng có gì khác với
ông Hiệu trưởng cũ. Với tôi còn tệ hại hơn vì phải đói hơn. Và thất vọng cay
đắng hơn!
Hỏi ai thích ai không thích
quyền con người trong lao động?