Nho
giáo sinh ra từ một xã hội theo thể chế nhà nước tông pháp đang trên bước cùng
của sự suy vong và tan rã nghiêm trọng. Khổng Tử, người khởi xướng giáo phái
này chỉ vì luyến tiếc cái đáng phải bị thay thế đã cố sức cổ xúy nó bằng việc ỷ
y vào đạo đức “hiếu từ” mà trở nên cột trụ tinh thần của xã hội chuyên chế
Phương Đông. Đạo đức chính trị Nho gia khiên cưỡng về nội dung, rối rắm về hình
thức, cốt biện bác cho sự ngu trung. Điều này tuy đã đưa được triết học Nho gia
lên địa vị triết học nhà nước nhưng cũng khiến cha đẻ thứ triết học đạo đức ấy
chuốc lấy thân phận “chó nhà tang”.
Vị
sư tổ của học phái Nho thuật từng chu du khắp thiên hạ chỉ là để cầu ra xuất
chính, đem tài trí và đức độ cá nhân giúp vào việc đời. Nhưng để được các thủ
lĩnh chính trị khi ấy tin dùng thì ông đã rất ngần ngại trong việc vứt bỏ đi
cái sở học của mình mà làm người “anh phải nghe ta”, tức tôi tớ cho chính quyền,
nên đã rơi vào bi kịch. Bi kịch Khổng Tử là hồi chuông cảnh báo cho những kẻ sĩ
nuôi chí quân tử. Rốt cuộc cũng chẳng cảnh tỉnh được mấy ai. Bọn hủ nho được
triều chính mọi thời cưng chiều như con
hát chỉ ngày một đông lên nghìn nghịt!
Kinh
nghiệm cá nhân Khổng Tử chỉ có thể hoặc học thức hoặc “nô tài”. Và nếu “Bất sĩ
vô nghĩa… quân tử chi sĩ dã, hành kỷ nghĩa dã/ Không ra làm quan là vô nghĩa…
người quân tử ra làm quan là làm việc nghĩa vậy” (Luận ngữ. Tử Lộ.) mà “Đời có
đạo thì ra làm mọi việc, đời không có đạo thì ẩn mình để sửa mình chờ thời/
Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ (Mạnh Tử); “Nước có đạo
mà mình nghèo và hèn là xấu hổ; nước không có đạo mà mình giàu và sang là xấu hổ”
(Khổng Tử), thì từ cổ chí kim hẳn đã được mấy ai?
Trước
Don Quixote, không ai khác, người đó là Khổng Tử. Có một vị giáo sư ở Đại học Bắc
Kinh là Lý Linh đã dùng các chữ “chó nhà tang” để chỉ về thân phận Khổng Tử
bởi sinh thời Khổng Tử tuy không cầu cạnh mà chỉ ao ước lấy một chức quan để được
ngồi vào hàng ghế “đại phu”!
Thế
đấy, việc chính sự với sở học (Nho thuật) của cá nhân thuận theo nguyên lý âm
dương (?!).
Nho là từ ghép bởi nhân/
người, và nhu/ cần dùng, để chỉ thứ hạng người cần phải được trọng
dụng nếu không muốn đời sống xã hội dấn sâu vào vô đạo. Nhu còn
hàm ý chờ/ đợi. Theo nghĩa này thì kẻ có học phải biết đợi thời mà
được vời ra giúp đời. Từ các nghĩa chiết tự ấy thì đời vốn dĩ vô đạo. Không vô
đạo sao được khi Đức Phật tổ phải từ bỏ “vương miện”, thứ dục tuyệt cao, để nêu gương bác ái! Cũng
vì “vô đạo” nên mới phải “hữu đạo”: “Bất sĩ vô nghĩa”!
Chữ “quân tử” dùng để chỉ
thứ bậc xã hội thuộc bề trên/ con vua, tức người có địa vị xã hội, bên trên đám
tiện dân! Giai tầng này chỉ chịu sự tiết chế của “điển Lễ” chứ “hình phạt không
tới hàng đại phu”(!) vì bổn phận của nó là làm việc nghĩa: “hiếu với
vua tức là trung”. Hai thứ đạo đức Lễ chế và Pháp
chế là biểu hiện của “hữu đạo” và “vô đạo” trên lập trường Nho giáo.
Thực
tế vẫn còn đang tiếp diễn theo chiều hướng sâu sắc sự rất “đáng xấu hổ” khi “Giai
cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập” (Mác-Ăng ghen, Gia đình
thần thánh).
“Chính
giả chính dã / Chính trị là làm cho chính đáng”... chỉ làm những việc đáng làm!