Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Thưa Tướng Trương Giang Long (tiếp)

Quả là chúng ta đã chiến thắng Đế quốc Mỹ. Nhưng “Bây giờ nó đánh ta không được rồi thì nó dùng công cụ phương tiện này để nó gây sức ép với chúng ta” lại bao hàm rất nhiều tiền giả định để chứng tỏ chiến thắng là vấn đề của hiện tại (vả lại thời gian “ba thì” chỉ là ảo giác).
Khi nói: “Thế nếu mà chúng ta mà mạnh, quan hệ chúng ta với họ mà tốt thì đó lực lượng này nó đứng im, nó ngồi tại chỗ. Còn quan hệ chúng ta với họ mà có vấn đề gì đấy trục trặc, mục tiêu đặt ra, ý đồ của họ không đạt được, nhất định họ dùng lực lượng này làm cái ngòi nổ xung kích gây ra cái điểm nóng chống lại chúng ta” (CĐ), thì

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Thưa Tướng Trương Giang Long


Tôi thích “Bài giảng” của ông nên mới nảy ra cái ý “ngầm” tranh biện, nhằm làm sáng tỏ cho cá nhân mình mấy ý thế này:
Tôi chịu ơn ông đã nói lên giúp tôi thứ “lòng dạ hiểm độc, chuyên mưu việc lợi mình hại người” của chính giới TQ trong lịch sử bất kể thời thế, chứ không riêng Tập Cận Bình:
“…bọn xấu nó cài cắm, nó móc ngoặc, nó lôi kéo đó. Hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ, nó đã có con số đến hàng trăm, mà hàng trăm không chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm, mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa chứ không phải trăm” (Lời của Tướng TGL/ tôi gọi là chính đề - CĐ).

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Nhân một đảng viên "gạo cội" tự ra khỏi đảng, bàn lại về suy thoái (4)

Để khái niệm về Đảng luôn có nội dung hiện thực mỗi khi đề cập đến nó, người ta không thể không đề cập đến bộ phận ưu tú nhất với những gương mặt đặc trưng cho đời sống đạo đức: khổ hạnh và kỷ luật ở các cấp ủy viên.
Họ là những cá nhân tinh hoa trong một tổ chức gồm chỉ những người con ưu tú của giai cấp công nhân và cũng chỉ giai cấp ấy mới có đời sống tằn tiện và sinh hoạt nghiêm túc.

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Nhân một đảng viên "gạo cội" tự ra khỏi Đảng, bàn lại về suy thoái (3 tiếp)

“Thắng lợi của công cuộc đổi mới xã hội ở Việt Nam” mở ra hy vọng công thức lý luận tóm tắt “xóa bỏ chế độ tư hữu” của chủ nghĩa Mác đã tìm thấy “cơ sở lịch sử” của nó mà vào thời Mác, Mác không thể nào có! Sự trở lại với Lê nin bằng “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, thoạt nhìn thôi đã thấy bước chuyển dịch trong kiến trúc thượng tầng chính trị với chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là một hình thức quá độ chính trị để thực hiện một cách thận trọng, có kế hoạch việc chuyển dịch nền tiểu sản xuất lên “đại công nghiệp theo hướng hiện đại”!