Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Nhân một đảng viên "gạo cội" tự ra khỏi Đảng, bàn lại về suy thoái (3 tiếp)

“Thắng lợi của công cuộc đổi mới xã hội ở Việt Nam” mở ra hy vọng công thức lý luận tóm tắt “xóa bỏ chế độ tư hữu” của chủ nghĩa Mác đã tìm thấy “cơ sở lịch sử” của nó mà vào thời Mác, Mác không thể nào có! Sự trở lại với Lê nin bằng “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, thoạt nhìn thôi đã thấy bước chuyển dịch trong kiến trúc thượng tầng chính trị với chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là một hình thức quá độ chính trị để thực hiện một cách thận trọng, có kế hoạch việc chuyển dịch nền tiểu sản xuất lên “đại công nghiệp theo hướng hiện đại”!

Khi “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở Phương Tây” bởi “Về phía người lao động, đó là sự không giác ngộ, sự nhẫn nhục và vô tổ chức. Về phía bọn địa chủ, không có máy móc, ruộng đồng thuộc sở hữu của những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở Châu Âu và Châu Mỹ; không có tỷ phú người An Nam. Những tên trọc phú ở đó thì ở đây chỉ là những kẻ thực lợi khá giả…” thì đòn bẩy kinh tế chỉ có thể phải là kinh tế thị trường.
Và “nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn; nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tơrơt. Người thì nhẫn nhục chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình. Sự xung đột về quyền lợi của họ bị giảm thiểu” (464) thì một “nền kinh tế do nhà nước điều khiển hoặc cùng với tư bản tư nhân hoặc không có sự tham gia của tư bản tư nhân, nhưng dựa trên nguyên tắc kinh doanh tư bản chủ nghĩa”(CNCSKH từ điển: Tư bản nhà nước [chủ nghĩa]) mới “có thể tạo điều kiện cho việc dân chủ hóa đời sống xã hội”.
Vai trò và mục đích của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong đời sống kinh tế được xác định bởi vấn đề là nhà nước đại diện cho lợi ích của giai cấp nào. Ý nghĩa đặc biệt đối với những nước đang phát triển thì chủ nghĩa tư bản nhà nước mặc dầu không phải là mục đích tự thân nhưng là phương thức để đạt tới lý tưởng nhân đạo phát triển con người toàn diện.
“Trong chủ nghĩa tư bản nhà nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cái chủ yếu không phải ở chỗ đó là chủ nghĩa tư bản, mà ở chỗ là hệ thống điều tiết của nhà nước đối với tư bản tư nhân, một hệ thống ổn định được sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Hướng sự phát triển của tư bản tư nhân vào quỹ đạo chủ nghĩa tư bản nhà nước trong những điều kiện này có nghĩa là: tiến hành cuộc đấu tranh với hiện tượng tự phát tư bản tư nhân và tự phát tiểu tư sản, tạo điều kiện cho các quá trình tích tụ sản xuất, không cho tư bản tư nhân thực hiện tích lỹ tàn bạo, không cho phép bóc lột công nhân và nô dịch những người sản xuất hàng hóa nhỏ một cách vô hạn, loại trừ chủ nghĩa tư bản nhà nước ra khỏi những ngành kinh tế nào mà nó gây thiệt hại, đưa vào những ngành nào mà nó có thể làm lợi” (CNCSKH từ điển…).
Khi “Sự xung đột về quyền lợi của họ bị giảm thiểu. Điều đó không thể chối cãi được” thì tức là xứ An Nam vẫn còn thiếu vắng động lực phát triển xã hội: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn đó là hoàn toàn cần thiết để các quan hệ tư sản chuyển biến thành cái “hiện thực đầy đủ” tức cái hiện thực “bắt đầu tiêu vong”, cần phải thay thế. “Cái gọi là phát triển lịch sử, nói chung, dựa trên tình trạng hình thái cuối cùng coi các hình thái đã qua là những giai đoạn để đi tới bản thân nó” (Mác, 2, 623) mà khi các quan hệ tư sản còn nằm trong khả năng khiến “giai cấp vô sản” cho đến bây giờ vẫn “không biết mình bị bóc lột bao nhiêu” thì gọi nó là gì được ngoài “tầng lớp thợ thuyền”. Không có được các tư liệu sản xuất mà làm chủ để trở thành giai cấp công nhân thì lao động phổ thông đành chịu sự cai quản của giới chủ còn biết làm gì hơn! Mà chừng nào còn vẫn như thế thì chừng đó còn “chưa biết mình” “bị bóc lột bao nhiêu”. “Chưa biết mình” thì chưa thể “tự mình”, cho nên cái tiền giả định khẳng định của mệnh đề “người thì chẳng có công đoàn” sẽ không là mục đích tự thân nếu “kẻ thì chẳng có tơrớt” không được phát triển nên các tơrơt để “tự tạo tiền đề cho sự xóa bỏ chính bản thân nó”!
Tổ hợp danh từ “thắng lợi của cách mạng Việt Nam” chỉ dành cho đóng vai trạng ngữ trong các mệnh đề khẳng định thì “phải coi chừng”. Vì khi đó nó luôn phải được đối xử như một hệ luận. Nó chỉ tất nhiên khi là kết quả của quá trình thanh tẩy.
Không phải đợi đến những năm nửa cuối của thế kỷ XX mà ngay từ những năm đầu thế kỷ này, cách mạng đã được đặt trước các “ngã ba đường”. Phong trào yêu nước, phong trào dân tộc tuy không chần chừ bởi rất phải đắn đo trước các ngọn cờ tư tưởng. Khi phong trào Cần Vương tự kết thúc vai trò lịch sử trên lập trường của tầng lớp sĩ phu thượng lưu thì Nguyễn Thái Học cùng nhóm các đồng chí của ông đã phải tức tưởi trước một chủ trương đơn phương bạo động. Sự định hình một phong trào dân tộc gắn với dân chủ chỉ có thể dựa trên chủ nghĩa yêu nước truyền thống khiến các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh ngậm ngùi chấp nhận cuộc cách mạng không đến nơi trước các nỗ lực của chính chủ. Lịch sử không có “nếu” để đặt ra giả định. Nhưng nếu không làm nảy sinh chủ nghĩa đa nguyên bấy giờ lịch sử đã không có sự tranh cãi khiến chân lý phải thuộc về những “điều không thể chối cãi” tự định đoạt lấy đường đi!
Đó chính là sự đoạt tuyệt dần dần mà bền vững thứ chủ nghĩa logic kinh nghiệm triết học. Một thứ kinh nghiệm logic nặng nề những định kiến phi lý tính.
Sự phát triển của nhận thức đến nửa cuối thế kỷ XX, trên phạm vi toàn cầu đã làm  hình thành dòng tư tưởng văn hóa chủ nghĩa hậu hiện đại dựa vào đặc trưng cơ bản phi truyền thống. Thâm nhập vào triết học, “triết học phi chính thống” chiếm lĩnh khuynh hướng phản ứng đối với quan điểm khoa học hiện đại đang nổi đình đám mà chủ yếu là “giải thích học khoa học” của chủ nghĩa lịch sử. Triết học khoa học hậu hiện đại trở nên triết học của chủ nghĩa cận khoa học với chủ trương dung nạp với siêu hình học. Nó giữ thái độ nhiệt tình với khuynh hướng khoa học nhân văn hóa và phi hình thức hóa.
Khi triết học phi chính thống nảy sinh thì những ảnh hưởng của triết học khoa học chính thống đành dần mờ nhạt. Quan điểm chính thống xem tính hợp lý về phương diện học thuật hoàn toàn tương đồng với logic diễn dịch; còn quan điểm khoa học phi chính thống thì lại ngược lại: tính logic chỉ là một phần tối thiểu, thậm chí không thật sự cần thiết của tính hợp lý, trong mọi trường hợp khoa học chỉ cần có “tính hợp lý phi logic”.
Trong khi phái chính thống là chủ nghĩa cấu trúc, cho rằng cái mà triết học cần giải đáp là “nhà tư tưởng nên làm như thế nào” thì phái phi chính thống là chủ nghĩa kiến tạo, cho rằng “nhà tư tưởng trên thực tiễn làm như thế nào”. Sự chia rẽ này biểu hiện trên phương diện phương pháp luận thành lập trường chính thống/ (chủ nghĩa quy phạm) xem phương pháp khoa học áp dụng phổ biến cho mọi thời đại lịch sử mà nhà tư tưởng chân chính nào cũng phải tôn trọng vĩnh viễn loạt quy tắc và tiêu chuẩn hiện hành; còn lập trường phi chính thống/ (chủ nghĩa miêu tả) lại nghĩ đến việc con người bị giới hạn trong việc chỉ giải thích nguyên lý phổ biến mà không thông qua việc kiểm tra xem chúng sản sinh ra loại hành vi và phẩm chất nào để đo lường tính chính xác, nên phương pháp bất biến là vô dụng đối với khoa học. “Phương pháp khoa học” với tư cách là phương pháp luận phải biến hóa, đa nguyên, do đó triết học phải tiến hành việc miêu tả lịch sử quy tắc phương pháp luận và thực tiễn khoa học.
Sự chuyển hướng quan trọng này là kết quả không phải do phép nghịch suy logic mang lại. Nó có được là nhờ triết học của chủ nghĩa logic rơi vào cảnh khốn cùng. Sự tái cấu trúc của logic diễn dịch bị chủ nghĩa giáo điều làm cho lụn bại, chủ nghĩa quy nạp với đặc trưng kinh nghiệm chủ nghĩa bức bối trước nhu cầu truy tìm thực chứng quy nạp có tính xác quyết tuyệt đối. Phép diễn dịch logic và quy nạp khi đã định hình “chủ nghĩa” thì không thể không chống đối lẫn nhau giống như chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh trong lịch sử triết học. Giống như một giả thiết, đã không thể được chứng thực một cách xác định thì cũng không thể vì vậy giả định nó là giả chứng. Tiếp nhận khoa học không cứ thuần logic là có thể đạt đến cái mà con quả quyết. Lê nin từng cảnh báo rằng, trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng, không thể căn cứ vào cái mà cuộc sống đương đại cần mà quan trọng là phải căn cứ vào những gì mà nó đề xuất.
Tính háo thắng bao giờ cũng khiến người ta thỏa mãn ngay với những gì mà họ đạt được khiến cho bao điều con người có thể có đã như những dòng nước trước con đập!
Có một người vượt lên trên điều đơn giản để tiến hành việc “xem xét lại chủ nghĩa Mác” và phát hiện ra cái mà nó thiếu là “cơ sở xã hội học Phương Đông”. Người đó từng thừa nhận lúc đầu ông không biết đến chủ nghĩa nào cả, đơn giản là ông không hiểu. Là bởi ông dùng quan điểm xã hội học Phương Đông hiện đại để lý giải lý tưởng nhân đạo trong quá khứ, mà không nghĩ rằng “suy nghĩ trong túp lều tranh khác nếp nghĩ trong những lâu đài”. Cho đến khi ông nhận thức được rằng đem cách “lý giải” hiện đại vào đọc cái “quá khứ” là một loại “sai lầm đọc” thì ông mới hiểu ra rằng “dục tốc bất đạt”. Khác với những nhà lãnh đạo chính trị non nớt chủ trương hiện đại hóa cả hành động lẫn tư duy trong một xã hội truyền thống “miễn cưỡng” với mọi thay đổi triệt để có thể làm tổn hại tới bước đi quen thuộc, ông coi khái niệm nào thì rồi cũng chỉ là những định nghĩa không đầy đủ. Cho nên mới có chuyện: “chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó”, nơi mà “sự tây phương hóa ngày càng tăng và tất yếu của phương đông”.
Đó là sự vận dụng phương pháp giải thích học. Phương pháp ấy không phải chỉ chỉ ra cho con người ta cách đọc văn bản sao cho đúng mà quan trọng hơn là chỉ ra tác dụng của “đọc sai”. Có lẽ không nhà tự nhiên học nào vượt qua Edison với sản phẩm phát minh qua hơn ngàn (1000) sáng chế, trong đó đa phần là do ông đã thay đổi và sáng tạo lại, tức “đọc sai” những ý tưởng ban đầu. Cách mạng khoa học là gì nếu không phải là một quá trình các khoa học gia “sáng tạo mới cách đọc nguyên tác”. Trong lĩnh vực xã hội học, người ta thấy Mác đã “đọc sai” triết học nhà nước của Vương quốc Phổ. Là khi “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của He-ghen” – “một sự tái điều chỉnh yêu cầu của nhà lịch sử tái hiện lại quá khứ” (Thomas S.Kuhn) nhờ đó mà “lách” được mạng lưới “kiểm duyệt” hà khắc của chế độ Vương triều Phổ. Đơn giản là do “không thể tranh cãi với sự thành công” (ngạn ngữ Mỹ).           
Hầu như tất cả các triết gia hậu nhiện đại đều được sản sinh bởi tính lưỡng diện của chân lý – thứ luận điểm có ít ảo tưởng nhất tại thời điểm với một khuynh hướng cơ sở phản đối thì tương lai. “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có” khi muốn đưa nó muốn tiến cùng thời đại!
Có lẽ vì thế mà cuối thế kỷ XIX trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa thực chứng tràn ngập châu Âu già nua, chủ nghĩa lịch sử thì chỉ mới bắt đầu rục rịch, một nhóm những nhà triết học theo chủ nghĩa lịch sử có ý đồ thoát khỏi sự trói buộc của truyền thống lý tính và dùng phương pháp giải thích học, phương pháp thông giải để giải thích lịch sử mà tạo nên “sự chuyển hướng giải thích học”.
Sự “chuyển hướng lịch sử học” trong triết học khoa học đã cáo chung chủ nghĩa logic học khoa học, một khuynh hướng hoặc chỉ biết đến giải thích hoặc chỉ biết đến minh họa, thứ “chủ nghĩa định kiến” hoặc đúng hoặc sai nên chẳng chịu “kiểm điểm” bản thân mình bao giờ cả.
Khi Đảng ta phân giải ba nhóm suy thoái là muốn chỉ ra “thế nào là” và “khi nào thì”. Thay vì như người “mẹ của em ở trường” dạy tô màu, không có thời gian dành cho giảng giải lý do “tại sao” khi dụng màu, Đảng chỉ mong muốn cả nước được như dàn đại hợp xướng.

Dưới chiếc đũa là chủ nghĩa Mác, mỗi đảng viên sẽ chỉ như một cây vĩ cầm bên cạnh cây đại phong cầm là Đảng.