Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

GIẢ KIM THUẬT

Con người nghĩ ra những khái niệm chỉ là để thể nghiệm những trải nghiệm nhất thời về những trạng thái nghỉ tuyệt đối… Hệ quả mới phải là cả một chuỗi hỗn độn của các tư tưởng chống đối nhau. Cũng không hẳn là để đè bẹp nhau nếu mục đích chân chính là vạch ra cách thức để chối bỏ thực tại của cái thế giới hiện tượng được khám phá chỉ biết dựa vào các giác quan không thực hiện được. Trong thiên văn học đã từng có cuộc tranh cãi về cái hình ảnh thị giác từ quỹ đạo của sao Hỏa diễn ra không theo đúng nghĩa như những “kẻ lang thang” (/ hành tinh). Có ai hình dung ra được điều này không, nói với vợ thì là đi công tác nhưng chỉ mới dứt lời anh ta đã phát hiện ngay ra cái “máy cái” nhà mình đã “ngủ đông” mà người chích chuột không phải ai xa lạ chính là bạn cùng cơ quan nhưng lại là sếp của mình?

Quỹ đạo của Hỏa tinh lại là cái được nhìn thấy. Đúng ra thì phải gọi là quan sát được mang tính áp đặt: sau khi đã di chuyển từ đông sang tây, đúng như vợ tiễn chồng đi công tác, thì Hỏa tinh lại đứng lặng một chỗ trong nhiều đêm. Rồi như sự nhớ ra điều gì Hỏa tinh lặng lẽ di chuyển ngược trở lại… Như không có gì xảy ra, Hỏa tinh lại tiếp tục cái hành trình như đã dự đoán trước tức di chuyển… từ đông sang tây! Câu hỏi từng làm đau đầu các nhà thiên văn: sao Hỏa tinh lại thực hiện cái hành trình kỳ quặc ấy khiến các chuyên gia đạo đức thuở thế kỷ hai mốt không biết đâu mà giải thích được hầu hết các hiện tượng ăn vụng mà lại không phải là mèo…

Bởi lẽ cái hiện tượng thiên văn kỳ quái kia thì đã được Copecnicus (1473-1543) khéo léo “thận độc”: “Quỹ đạo của cac hành tinh sẽ hiện ra thế nào nếu được nhìn từ mặt trời” (?!) làm sụp đổ cả hệ thống, khiến ít ngày sau, ngày ở sao Hỏa bằng một trăm sáu mươi bảy ngày (?) thông thường, G. Galile chuyển cho J. Kepler công cụ “hệ quy chiếu quán tính”, khiến J. Kepler ngất ngây “dọa” (1618), “Tôi sẽ bộc lộ niềm viu sướng điên cuồng thiêng liêng…” mà ba trăm năm sau đó Giotto giơ lên chùm chìa khóa cho sự miêu tả chính xác hiện tương thiên văn kia là tiết diện conic.

Còn các chuyên gia đạo đức học theo tinh thần nhân văn Phục hưng tiến bộ và khoáng đạt không hẳn là hoàn toàn vô hại vẫn cứ loay hoay với phép bẻ từ cổ điển của Deno!

Chả có đúng sai nào ở đây cả nếu không phải là thay đổi điểm nhìn. Tư tưởng nào mà lại không phải là tư tưởng của con người. Trừ khi nó bị bịt miệng để không được nói ra điều gì dám nghĩ còn thì “con người là thước đo của tất cả cái anh ta là và tất cả cái anh ta không là” (Protagoras). Có vậy thì cái thế giới rộng lớn hơn mới lần lần được mở tung ra trước những thắng lợi của tinh thần “hai dám” làm cho lung lay để sụp đổ những gì là chắc chắn xa xưa mà nay xem chừng cần có một trật tự (tức cái đẹp), rộng hơn và phổ quát. Một trật tự cân đối và giới hạn dù chỉ dừng lại ở mức ý niệm thì điều đó cũng là để có thể cắt nghĩa tường tận các biến cố. Cho nên mỗi người có những cảm nghiệm của riêng mình là thực tại của riêng họ. Mọi hiểu biết đều là ý kiến chủ quan, mà các hoạt động truyền thông suy đến cùng chỉ là một thứ quy trình tập thể hóa hay xã hội hóa cái ý kiến chủ quan ấy!

Cho nên Hứa Do cứ phải coi lại mình trước, “đã làm gì đến đỗi vua Nghiêu biết anh là người hiền trong thiên hạ để đón anh ra làm vua” thay vì lại bỏ đi “rửa tai” ở sông Dĩnh Thúy chỉ vì sự “cố mời ra làm tổng quản cả chín châu” khiến nỗi con trâu của Sào Phủ cũng suýt uống phải nguồn nước bị ô nhiễm!  

Rõ ràng là “mình có thế nào thì người ta mới ra thế” nên mới phải “lấy mình mà xử với người”. Vì cái mà ta biết luôn tí xíu so với những thứ vốn chỉ thuộc về thiên hạ. Trong tự nhiên các đường thẳng hiếm hoi đến mức kinh ngạc nếu không muốn coi nó là thứ ảo giác từ những cái vặn vẹo mà ra. Mới nên, cái là thiện đối với người này lắm khi lại mới thứ dữ dằn đối với người khác! “Suy nghĩ trong túp lều tranh khác với trong tòa lâu đài” là muốn nói đến cái quy trình mà người ta chỉ dùng để truyền tải các thông tin. Đó là cách để gợi ra một viễn kiến về thế giới mà chúng ta còn đang lúng túng việc tìm ra từ ngữ để gọi nó, trước khi nói đến việc giải thích thấu đáo được nó. Vì vậy mà có chuyện con người ta cư xử với nhau mới phải đòi hỏi nhau cách thức thể tất.

Chỉ vì cố chấp mà có lẽ là vì cố chấp mà con người ta xa lánh nhau mà rồi phải hối hả tìm đến với tôn giáo. Về bản chất thì các tôn giáo lớn đều là sự hướng đến hòa giải. Với Đạo Phật một khi con người chịu Quy y Tam bảo trở về nương tựa vào chính tâm của mình thì mới có cơ chấm dứt sự phân biệt nhị nguyên.

“Dẫn kỳ sở dĩ
Bất khả phương tỷ
Chi động vô động 
Động chỉ vô chỉ”

([Đừng hỏi vì sao /thì hết sai ngoa/ ngăn động chưa phải là tịnh/ động ngăn mới khác tịnh] Tăng Xán. Tín Tâm Minh, 26)

Có vậy thôi… Một câu nói “ngu như bò” mà đã thành bò được đã quý. Hà tất đã phải có sự tồn tại của tòa!