Có những phát ngôn từ lãnh đạo nước ta, thời gian qua, đáng chú ý hơn cả là những mệnh đề có những định ngữ thuộc về các đại từ “chúng ta” và tương đương.
“Nếu chúng ta sai thì chúng ta
xin lỗi dân. Nếu dân sai dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Căn cứ vào văn cảnh chứa ngôn từ hay hoàn cảnh xuất hiện sự vật thì “chúng ta” và “dân” là những thực thể, mới nên việc “xin lỗi” và “chịu trách nhiệm pháp luật” là những việc khác nhau. “Những việc khác nhau thì không cùng đứng” (Hàn Phi).
Nếu có một mệnh đề được suy ra
một cách tất nhiên từ mệnh đề “Nếu chúng ta sai…” theo phương thức khẳng định
thì một thảm họa không đáng xảy ra đã được kịp thời ngăn chặn.
Đằng này “nếu dân sai…” đã phải
miễn cưỡng tồn tại trong quan hệ với “chúng ta sai” như một cách so sánh đối
chiếu mà thực tế xảy ra như muốn chứng tỏ “chúng ta không sai” tức là đi theo
phương thức phủ định.
Chứng tỏ hai mệnh đề cùng cấu
trúc logic nhưng được suy diễn theo hai phương thức đối lập nhau để có những kết
luận khác nhau.
“Và chúng ta cần một hệ thống
chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi
ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.
So với trong “Nhà nước và cách
mạng” của Lê nin: “Đồng thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ - lần đầu
tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ
không phải cho bọn nhà giàu” [33.109] thì trọng tâm thông báo, tức tiêu
điểm so với câu trên là thực sự khác nhau như trời với vực.
Tiêu điểm của câu phủ định phụ
thuộc vào câu khẳng định… cho ai: “dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn
nhà giàu”. “Chúng ta phải trấn áp bọn đó để giải phóng nhân loại khỏi chế độ nô
lệ làm thuê, phải dùng bạo lực để đập tan sự phản kháng của chúng, và chỗ nào
có trấn áp, có bạo lực, thì đương nhiên là chỗ đó không có tự do mà cũng không
có dân chủ” [như dẫn trên].
Nếu đem so với “phục vụ lợi
ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có” thì
“chỉ” nằm ngoài phạm vi tác động của từ phủ định và câu này được hiểu là “chúng
ta cần một hệ thống chính trị… không chỉ cho một thiểu số giàu có”. Vậy
thì “chỉ” đã tác động lên hệ thống tức là hệ thống là đối tượng duy nhất có thuộc
tính nêu ra sau đó… Còn nhân dân là phần bù cho “không chỉ” tức “mà còn”.
Theo Mác, sự phát triển kinh tế,
khiến những nhóm thiểu số trong một giai đoạn lịch sử nhất định giành được khả
năng thống trị xã hội, và cũng do tính quy định khách quan ấy mà khối đông đảo quần chúng dù muốn hay không đều
phải tham dự vào các cuộc cách mạng do các nhóm thiểu số ấy lãnh đạo (x. 22.
757). Do vậy mà trong bản thân nhà nước của các nhóm thiểu số sẽ phải phân chia
thành những đảng phái, những phe nhóm đối lập và tác động đến kinh tế theo những
xu hướng khác nhau (x. 37. 675, 676).
Việc bảo vệ quyền sở hữu là của
phe nhóm trong nhà nước vì vậy mà những điều kiện vật chất thường là không thấy
được, bị che giấu, của quyền sở hữu ấy, dường như chỉ biểu hiện dưới hình thức
mâu thuẫn với ảo tưởng pháp lý, - “ảo tưởng quy quyền vào độc một mình ý chí”
mà cá nhân có tính chất phe nhóm qua việc chiếm hữu những cổ phần (bất động sản,
giao thông vận tải, y tế thậm chí cả là giáo dục…); chừng nào còn mang trong
mình cái tôi của hội đồng quản trị. Sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước dường như
vẻn vẹn chỉ còn trong cái hình thức cổ đông mà nếu nhà nước không độc đoán “thu
hồi” của một cá nhân nào, cái mà cá nhân đó nhận được từ nhà nước thì điều đó
chẳng qua chỉ là vì nhà nước không nỡ lại đi tự tước đoạt chính mình! Không lẽ
chống tham nhũng để rồi ta lại đánh ta! Đơn giản chỉ là “việc thủ tiêu chế độ
tư hữu về mặt chính trị không những không xóa bỏ chế độ tư hữu mà thậm chí còn
giả định chế độ tư hữu nữa”[1, 534 (27)]!