Cứ “xem hình mà tìm ngựa”: "Cúng vong, giải vong vốn là một nghi thức Đạo giáo, vào Việt Nam đồng nguyên với Phật Giáo, có tồn tại trong Phật Giáo Đại thừa. Chùa Ba Vàng thực hành nghi thức này có thể là không sai" [trích] thì ông Nguyễn Hồng Lam còn sót một cái sai nữa:
“Nay có kẻ vào vườn nhà người ta hái trộm đào mận. Mọi
người nghe được thì cho là sai, người trên làm quan nghe được thì phạt. Vì sao
thế? Vì người ấy làm thiệt người khác để làm lợi cho mình.
Tới như kẻ trộm gà bắt chó của người ta, thì còn bất nghĩa hơn kẻ vào vườn hái trộm đào mận. Vì sao như thế? Vì làm thiệt người khác càng nhiều thì càng không nhân từ, tội càng lớn.
(…)
Các bậc quân tử trong thiên hạ hiện nay đều biết mà cho
là sai, nói như thế là bất nhân” [trích. (Mặc Tử, Phi công thượng)].
Thế nên việc sử dụng đến từ ngữ để làm gì thì phải nghĩ đến
cái được gọi. Sử dụng một phán đoán phải nghĩ đến hiệu quả thực tế của nó. Kiến
thức không phải ở chỗ biết cái dùng để gọi và những cái mang tính phổ biến [“đồng
nguyên với…”] mà là ở chỗ hiệu quả thực tế mỗi khi sử dụng đến chúng.
Cái gọi là “tam giáo đồng nguyên” là nói về phương diện
tín ngưỡng. Nếu xem xét từ góc độ tư tưởng thì phải gọi đó là “đa” nguyên. Đạo
giáo thì thoát tục, Phật giáo thì “duy tâm tạo” (/ vô minh, “si”), Nho giáo (từ
cái nhìn phiến diện chỉ biết mỗi “nhân”, cốt cổ súy cho…) “thận độc” thì “vong”
nào mà “đồng”!
Cái gọi là “đồng nguyên” thực ra nó là sự biến thái của một
dạng từ nguyên mà dân gian dùng cho mỗi khi “ngồi đồng”, “lên đồng” thay thế
cho hoạt động truyền thông mà không phải bất cứ ai cũng làm thánh được! Nói cho
gọn lại thì đó là thứ công cụ của giai cấp thống trị dùng để áp bức dân chúng,
và dân chúng đã tiếp nhận hình thức (/ nghi thức) ấy một cách tự nhiên vì nó là
tín ngưỡng. Nó chẳng liên quan gì đến Nho Đạo Lão gì về nội dung cả
Có điều là cứ về già là các bậc sĩ đại phu theo Phật. Mà
không thì theo Tiên. Họ vốn không lo trau dồi đạo đức nghề nghiệp nên khi về
già rồi mới “phản tỉnh” thì đã muộn nên mới lao vào mê tín dị đoan rồi tô tượng,
rồi đúc chuông, rồi xây lập đền chùa v.v. Chỉ cốt sao tỏ được cho Thượng đế nỗi
thất vọng của bản thân do đã không thể theo đuổi và thực hiện được những hoài
bão từ các giáo lý của đạo Khổng!