Một lần, cũng vì tôi chỉ còn biết mỗi việc hóng tivi mà đã nghe được và thấy ông Giáo sư Nguyễn Phú Trọng nói: “… Dân chủ đến thế là cùng”. Nếu đọc đúng, thì câu này có nghĩa là chúng ta đã đến “tận” (/chí: “chí thành” - chữ của Mạnh Tử) dân chủ!
Cụ Hồ nói “Dân chủ là để cho người ta được mở miệng” vậy là chúng ta đã được mở miệng. Tức là hết bị “bịt”. Tự do thì cấm thế nào được! Tất nhiên, tự do nói đây là tự do ý chí: “Chúa đã để cho ý chí được tự do; vì chỉ những gì tuân theo lý trí mới tự do” (John Milton). Tuân theo lý trí là quyền tự nhiên.
“Logo rắn ngậm phong bì” có
trái với tự nhiên không? Tôi nghĩ rằng trái nhưng mà không.
Trước hết nó là một ý tưởng. Dẫu
có là ý tưởng “tồi” thì nó cũng là ý tưởng. Tức là nó có nền tảng là hiện thực.
Hiện thực làm nảy sinh tư tưởng thông qua các hoạt động cảm giác; tri giác; biểu
tượng. Biểu tượng là cái hình ảnh về khách thể được lưu giữ trong óc và được
tái hiện mỗi khi có những tác động kích thích nào đó. Vậy nên “logo rắn ngậm
phong bì” cũng là một ý tưởng. Còn như nó có là ý tưởng “tồi” thì là do nó trái
với “rắn không ngậm” bất cứ thứ gì.
Nếu đặt hai cái logo cạnh nhau
sẽ nảy ra ngay một đợt sóng ngầm về ngôn ngữ (vỏ vật chất tư duy) so sánh, đối
chiếu: “Thế giới người ta thế mà mình lại như thế, như thế, như thế là thế sao?”.
Thế giới người ta làm ra được bao nhiêu thứ thế mà ta vẫn không làm được như họ,
thì có sao! Chuyện giáo dục ấy. Giáo dục người ta thì là giáo dục tố chất tâm
lý có tính sáng tạo, còn của mình thì vẫn là giáo dục trường ốc mà nghĩa vụ học
tập thì lại được thực hiện bằng tiền! Ngài bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng quả quyết
chúng ta rồi sẽ tạo ra những cái mà thế giới không có. Quả là thế giới đang
không có cái này: học sinh không được dạy biết tự chủ về tâm hồn và thể chất đủ
sức chống chọi lại những cám dỗ của giác quan và sự a dua theo các ý kiến thời
thượng. Họ không thể mở bài mà không “Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội
thường được hiểu với ba tư cách…”. Rồi kết
bài cũng chỉ đến với… “Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền
lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân
dân, chứ-không-phải-chỉ cho một thiểu số giàu có”.
Logo “rắn không ngậm gì” khơi
gợi ý tưởng về một vẻ đẹp thế tục trong đó vẻ đẹp cơ thể là tiềm ẩn những khát
khao tìm kiếm tính toàn vẹn của các ý tưởng đơn lẻ của từng cá nhân… “Con người
là thước đo của tất cả cái anh ta là và tất cả cái anh ta không là”
(Protagoras) nếu biết cách chăm sóc bản thân bằng những thành tựu tiên tiến
trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng y học… Ấy là “đọc”!
Trị số xác xuất xác nhận trong
“logic xác suất đúng” có quan hệ tỷ lệ nghịch với độ phong phú về nội dung. Cho
nên, xác suất xác nhận một cách đọc đúng càng lớn thì nội dung của nó càng
nghèo. Chẳng hạn, xác xuất của kiểu nói nhắc lại “tiên đề song song là không thể
chứng minh” đã làm cho độ phong phú về nội dung bị triệt hạ! Mà thật, suốt mấy
nghìn năm nó đã giam cầm tri thức tự nhiên học cho đến khi nó tuyên bố thẳng ra
rằng dầu không thể chứng minh, nhưng tính chất không mâu thuẫn của hình học phi
Euclid dựa trên cơ sở phủ định tiên đề ấy, thì phải chứng minh! Thế là có dân chủ. Dân
chủ là “dám” thách thức lại tất cả lối giải thích thế giới áp đặt như thể của
Nhà Thờ mà gã đầu têu là “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại” của R. Descartes.
Thế dân chủ là gì? Bây giờ thì
đơn giản hơn rồi, nó là điểm nhìn!
Thế giới gọi đấu tranh với tệ
nạn cửa quyền tham ô tài sản công là chống tham nhũng. Ta gọi ấy cũng là chống
tham nhũng, nhưng cũng còn gọi ấy là “đốt lò”. Gọi là đốt lò thì mới đưa “củi
tươi” vào được, chứ không thì chỉ toàn “củi khô”. Tôi từng làm thuê cho một lò
ngói. Một lần ông chủ lò sai: đưa “ngói” vào nung. Thói quen sống dựa dẫm khiến
tôi nói: chưa khô! Ông chủ nói: nếu khô thì nó đã là ngói!
Luật tự nhiên, logos, không có
gì ngoài vạn vật luôn chuyển hóa. Bùn đất chuyển thành gach ngói! “Cơ chế” chuyển
hóa do con người phát hiện ra để lợi dụng. Lợi dụng cơ chế ấy mà ông chủ lò chỉ
làm mỗi việc quan sát thiên văn để định đoạt cách thức tháo gỡ những cản lực do
những kẻ công nhật bất trị như tôi tạo nên mà rút gọn được quá trình tự nhiên vốn
chỉ dành cho các ngọn núi lửa! Có vậy thì “ra lò” mới là gạch ngói. Và gạch
ngói thì để làm gì? Tất nhiên là thế rồi!
Còn “vào lò” là củi, “ra lò”
là tiền… Thì tiền thu hồi lại, nhiều thế thì để làm gì, nếu không phải là để bảo
vệ quyền sở hữu của các phe nhóm trong nhà nước.
Việc bảo vệ quyền sở hữu là của phe nhóm trong nhà nước vì vậy mà những điều kiện vật chất thường là không thấy được, bị che giấu, của quyền sở hữu ấy dường như chỉ biểu hiện dưới hình thức mâu thuẫn với ảo tưởng pháp lý, - “ảo tưởng quy quyền vào độc một mình ý chí” mà cá nhân có tính chất phe nhóm qua việc chiếm hữu những cổ phần (bất động sản, giao thông vận tải, y tế thậm chí cả giáo dục cũng thế…) chừng nào còn mang trong mình cái tôi của hội đồng quản trị. Sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước dường như vẻn vẹn chỉ còn trong cái hình thức cổ đông mà nếu nhà nước không độc đoán “thu hồi” của một cá nhân nào, cái mà cá nhân đó nhận được từ nhà nước thì điều đó chẳng qua chỉ là vì nhà nước không nỡ lại đi tự tước đoạt chính mình! Không lẽ chống tham nhũng để rồi ta lại đánh ta! Đơn giản chỉ là “việc thủ tiêu chế độ tư hữu về mặt chính trị không những không xóa bỏ chế độ tư hữu mà thậm chí còn giả định chế độ tư hữu nữa” (Các Mác).
Do có sự chỉ đạo của thiên kiến
lý luận khác nhau mà từ những hình ảnh thị giác như nhau sẽ bộc ra những thứ
khác nhau. Hiện tượng này gọi là “chuyển đổi ô kiểu hình tháp”. Nó tương tự như
trong một phối cảnh nghệ thuật! Khi một bức tranh phong cảnh được nhìn từ một
điểm bất động được tổ chức theo trục đứng và ngang sẽ làm xuất hiện một chiều
thứ ba, chiều sâu, khiến tất cả các đường ngắm đi ra từ bức tranh sẽ hội tụ để
tạo thành một hình chóp ngược. Đỉnh của nó sẽ là điểm nhìn từ người quan sát.
Hóa ra phong bì chính là cái điểm
nhấn, chứ chẳng có rắn rết gì ở đây. Từ là thứ “bì thư” - sứ giả trong những kết
nối giữa hậu phương và tiền tuyến, dưới hình thức nhu yếu phẩm: “bì thư và tem
thư” của lính, nay bị trở thành tập quán
nhà nước trong các giao dịch mà từ đây gây nên nỗi kinh hoàng cho… gần như cả
xã hội. Nó khiến cho công cuộc đốt lò không phải là đốt bì thư mà là làm cho bì
thư trở thành phong bì…
Cho nên ông Giáo sư, tiến sĩ
Nguyễn Anh Trí mới bị khiêu khích và tính chuyện làm gì đó với tệ nạn phong bì!
Về kinh nghiệm - giác quan thì phong bì chẳng khẳng định được cái gì, nó chẳng
căn cứ trên sự kiện theo nhận thức hay theo nghĩa đen. Bởi người ta có thể gạt
bỏ tất cả những phán đoán luân lý coi chúng như là chuyện vô thưởng vô phạt! Vậy
là nó có vai trò. Nhưng vai trò gì? Chỉ là một diễn đạt về một ước vọng gì đó.
Chức năng của “từ ngữ luân lý” trong một câu khẳng định luân lý “logo phong bì”
thuần túy mang tính xúc cảm được sử dụng để diễn tả cảm giác về một đối tượng cụ
thể. Giải thích phán đoán luân lý theo cảm xúc “tìm” cho ra “ke-ve-va-phat-tan-logo-ran-ngam-phong-bi
(*) có thể buộc chúng ta tin có sự phạm tội ở một nơi không có sự phạm tội này
không? Chắc là không rồi! Cố lắm thì cũng chỉ biến bản thân sự phạm tội thành một
hành vi pháp lý là cùng!
Nhà lập pháp có đạo đức sẽ coi
việc đưa một hành vi châm biếm vào lĩnh vực tội phạm là một việc nghiêm trọng
quá thể. Rất đau xót và rất nguy hiểm.
Cứ để cho Copernicus được thực
hiện những cảm hứng lấy từ nguyên tắc nghi ngờ phổ biến Descartes vào việc quan
sát đường đi của “kẻ lang thang” xem thử nó sẽ hiện ra như thế nào khi thay đổi
điểm nhìn.
---
https://bantinonline247.com/giao-su-nguyen-anh-tri-phai-tim-bang-duoc-ke-ve-va-phat-tan-logo-ran-ngam-phong-bi/?fbclid=IwAR2K9zeO2OSUORw