Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Lời giải đề thi học phần logic học Dành cho K36 QLNN. ĐHQN

Dưới đây (chữ màu đen) là lời giải. Cần tham khảo cách giải thì mời xem cũng tại NHÃN này: 
Nhận xét bài trả thi học phần logic học.
Anh chị sinh viên nào yêu cầu xem lại bài, nên cố gắng chắc chắn mình đúng.



Câu 1. 
Hai nhiệm vụ định nghĩa khái niệm khi vận dụng vào định nghĩa khái niệm:
a) Số chẵn;
+ Phân biệt được số chẵn với các số tự nhiên khác không là nó (thứ số nguyên không chia hết cho 2).
+ Vạch rõ dấu hiệu bản chất của số chẵn: tính chia hết cho 2.
b) Hình vuông;
+ Phân biệt hình vuông với các đối tượng tiếp cận nó: hình thoi; hình chữ nhật.
+ Dấu hiệu bản chất được vạch rõ: đường chéo bằng nhau; đường chéo vuông góc với nhau.
(Sẽ là không hoàn toàn khi phân biệt hình vuông với hình thang, hình bình hành mà lại vạch ra dấu hiệu bản chất của nó là đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau. Vì sao? Các thuộc tính của đối tượng chỉ bộc lộ ra trong những quan hệ xác định… Do vậy, nhiệm vụ của định nghĩa khái niệm yêu cầu phải xác định rõ… với những sự vật khác tiếp cận nó; các nhiệm vụ ấy thống nhất với nhau (phân biệt với đối tượng nào phải bằng dấu hiệu có hiệu quả nhất).

Câu 2.
Khái niệm được định nghĩa thông qua khái niệm giống – “hình học phẳng” và dấu hiệu khác biệt nói lên phương thức tạo thành nó.
Loại định nghĩa: tường minh; hình thức định nghĩa: theo nguồn.
Yêu cầu của đề là phân tích… thì phải chỉ ra các thành phần của định nghĩa, trong đó khái niệm dùng để định nghĩa bao gồm các giống, loài nào. Đây là hình thức định nghĩa theo giống và sự khác biệt về loài. Dấu hiệu khác biệt này nói lên phương thức tạo thành sự vật cần định nghĩa.
(Bài số phách 39: “Hình tròn được tạo ra bởi hai vòng cung khép kín lại với nhau và có vô số điểm đi qua và cách đều một điểm tại trung điểm của mỗi đường, có vô số đường thẳng đi qua, đều có tâm O bán kính R”).

Câu 3
+ Cấu tạo...
+ Tính chu diên của một thuật ngữ (nào đó) trong phán đoán nói lên tính hoàn toàn hay không hoàn toàn của ngoại diên của nó trong quan hệ với thuật ngữ còn lại trong phán đoán đó.
+ Thuật ngữ ấy là thuật ngữ chu diên khi nó là chủ ngữ trong phán đoán chung và vị ngữ trong phán đoán phủ định, trong trường hợp còn lại, thuật ngữ sẽ là thuật ngữ không chu diên (phát biểu định nghĩa cũng được).
+ Phán đoán a) Không phải tất cả S là P (S i P): thuật ngữ không chu diên, động vật bò sát - chủ ngữ của phán đoán riêng;  chân - vị ngữ của phán đoán khẳng định.
+ Phán đoán b) Tất cả S là P (S a P): thuật ngữ chu diên, loài thực vật - chủ ngữ của phán đoán chung; thuật ngữ không chu diên diệp lục tố - vị ngữ phán đoán khẳng định.
Câu này thực ra không nhằm đánh giá năng lực nhận thức mà lưu ý nhắc nhở người làm bài chú ý để vận dụng vào các bài tập tiếp sau. Tuy nhiên, chỉ một vài bài trả thi thỏa mãn được yêu cầu của đề.

Câu 4.
a)     Phán đoán xuất phát “…” (S a P) có giá trị = 0.
+ Phán đoán trái ngược trên: (…) E = 0 (vì không cùng đúng, và cụ thể ở đây thì chúng cùng sai);
+ Phán đoán có quan hệ mâu thuẫn (…) O = 1;
+ Phán đoán có quan hệ  phụ thuộc (…) I = 1, vì E = 0.
b) Phán đoán phủ định phán đoán xuất phát tất phải là phán đoán có cùng thuật ngữ. Phép bác bỏ: luận ba đoạn 3.
Thủy ngân không có hình dạng;
Thủy ngân là kim loại,
Do đó, có những kim loại không có hình dạng.

Câu 5.
− Căn cứ vào hình thức ngôn ngữ thì:
+ Phán đoán 1 (…) là phán đoán kết luận; phán đoán 2 (phán đoán còn lại) là phán đoán tiền đề và là tiền đề nhỏ (phán đoán kết luận cho biết điều đó);
+ Bộ phận bị lược bỏ là tiền đề lớn. Sẽ bao gồm các thuật ngữ: “người cộng sản” (P) và “bọn tham nhũng” (M), sắp xếp theo trình tự: S – người cộng sản; P – tham nhũng.
− Luận ba đoan được khôi phục:
Tất cả những người cộng sản đều chống (không) tham nhũng;
Người này dung dưỡng bọn tham nhũng,
Do đó, hắn không phải là người cộng sản.
Mô tả bằng sơ đồ trực quan, hoặc tóm tắt thông qua lược đồ logic để làm rõ quan hệ giữa các thuật ngữ.
Nhận xét: suy luận đúng; loại hình luận ba đoạn 2, phương thức AEE.

Câu 6.
a)     O. Loại hình luận ba đoạn 2, phương thức EIO;
b)     Không. Loại hình luận ba đoạn 3 với tiền đề nhỏ phủ định;
c)     O. Loại hình luận ba đoạn 2, phương thức AOO;
d)     E. Loại hình luận ba đoạn 4, phương thức AEE;