Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Góc khuất với những con ong nương náu ống tay - Nhìn từ Đảng bộ cơ sở ĐHQN 5 năm trở lại!

Kỳ 2. Quyền lực với chiến thuật độc tôn

Vào Đảng, không phải là để rồi được tham gia vào một cấp ủy nào đó, mặc dầu sự phấn đấu để trở thành một cấp ủy viên với việc tìm kiếm và lựa chọn được biện pháp và cơ hội tốt nhất cho việc thực hiện trọn vẹn lời tuyên thệ khi gia nhập Đảng không có gì khác biệt.

Điều này đã giáo dục những đảng viên biết kiên nhẫn chờ đợi bằng sự nỗ lực tu dưỡng rèn luyện mà không trông mong gì vào việc Đảng sớm phát hiện thấy mình. “Gái có công [quả là] chồng không phụ” (!). Thực tế ấy cho biết Đảng nhận thấy điều này.
Song không phải Đảng không nhận thấy có đảng viên hừng hực xung lực chen lấn, xô đẩy và ngầm tạo dựng những cao trào nhất là khi mỗi kỳ đại hội đến gần.
Lúc “bình lặng” những đảng viên như này thường sớm được “quy hoạch” vào thành phần hăng hái, tạo nên cơn dư chấn “loiphong vietnamese”, vẫn còn âm ỉ cho tới bây giờ… Công tác “Xây dựng Đảng”, đứng trước những thành tựu mới, đang phải vật vã tiến hành việc “phân chia khái niêm” và danh ngữ “cơ hội” đã được dùng để đặt tên cho một trong các thành phần phân chia.
Là một người có thâm niên cao trong giảng dạy logic học, trước cuộc tranh luận về nội hàm khái niệm mà mình không được phép tham gia, tôi sẽ gọi cho nhanh, đó là thành phần hung hăng trong Đảng!
“Hung hăng” vì sự tham gia vào cấp ủy không phải là để tìm kiếm một cơ hội tốt hơn nhằm cống hiến cho sự nghiệp tiên phong với một tinh thần và ý thức trách nhiệm pháp luật và đạo đức không hề chuyển nhượng: “Mũi dại lái phải chịu đòn”… mà là ngược lại. Giống như mặt bên kia của tấm huy chương, sần sùi và nham nhở, y như “mả bố thằng ăn mày”(!).
Không phải ngẫu nhiên mà càng gần những ngày này Đảng càng nâng tầm trọng tâm công tác nhân sự Đại hội, một trong những nội dung của công tác Xây dựng Đảng, thành vấn đề cốt tủy thách thức sự tồn vong không chỉ đối với Đảng, mà còn là đối với toàn bộ chế độ xã hội này.
Sở dĩ như vậy là vì quyền lực của cấp ủy và nhất là, của người cấp ủy viên đứng đầu trong các tổ chức cơ sở Đảng lớn quá. Lớn tới mức lấn lướt được cả tầm kiểm soát của Điều lệ Đảng, đến nỗi đối thủ chính của nó là “19 điều cấm…” cũng phải thúc thủ, chứ đừng nói nó “dám” làm gì!
Thế đấy, khi sự chuyển dịch dần đều tới hạn, được đem quy về nguyên tắc vật lý thì chỉ còn là lực quán tính; vào đến sinh học thì đi tới sự tùy tiện; quy về  khoa học thiên thể là việc đề xuất khái niệm “lổ đen”... còn khi áp được vào đời sống xã hội thì nó thành lề thói. Khi xã hội không phải vất vả mà xã hội hóa được một lề thói thì thành tập tục. Đó là một tập tục sinh hoạt nhóm cộng đồng có tính chất xã hội.
Cái tập tục nhóm cộng đồng được quy giản về sinh hoạt của một cấp ủy và biểu tượng hóa qua vai trò nhóm do một cấp ủy viên đứng đầu, tự phát lây lan và trở thành nền nếp sinh hoạt trong Đảng gầy nên quá trình suy thoái, đến hồi không còn tự “bảo toàn năng lượng”, tức suy thoái không còn là quá trình thì là lúc nó thay thế Đảng, nếu không chặn nó với quyết tâm chính trị “thực sự” có tính chất chính trị.
Vì suy thoái trái ngược hẳn với tính chất Đảng. Đảng tồn tại không phải với tính cách là phép cộng các cá thể dưới hình thái nhóm. Hình thái này, nay dù chưa là phổ biến thì cũng đã làm hình thành được một lực lượng. Khi đã là một lực lượng thì tất có thế lực. Một thế lực ở những nơi mỗi cấp ủy viên tự biến thành tấm chắn của nhau, đang thao túng quyền lực Đảng!
Hãy hình dung một viên bi đang lăn sẽ thế nào khi gặp một “điểm” chắn đường nó, vượt qua điếm đó, đường đi của viên bi sẽ vào trạng thái ổn định. Hiện tượng này được “thuyết tiến hóa cân bằng không liên tục” gọi là “sự cách trở”, sự đó được chứng nghiệm bởi thuyết Cơ học nhiệt, trong đó x là hàm số của thông số[μ] về trạng thái, biểu thị khoảng cách tới trạng thái cân bằng. Tính bất ổn của nhiệt lực học tại thời điểm sẽ cho 2 nghiệm. Điều này có nghĩa: với một hệ phi tuyến mất cân bằng gặp phải sự biến đổi nào đó thì sẽ đứng trước nhiều con đường và khả năng, tức diễn biến của hệ thống, muốn ổn định, phải phân nhánh.
Việc tiến hành ấn định cho cái gọi là Đại học Quy Nhơn 5 năm trước, một “tổng công trình sư” mới, càng diễn “đúng quy trình”, càng múa may để “hợp” lệ, càng bộc lộ độ che phủ “dấu ấn cá nhân” hay “nhóm” trên mỗi nhánh hợp nên dòng sự kiện chết này.  
Một “Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở” (sau ít lâu đảng bộ này được mỹ từ hóa “tương đương cấp huyện”) dù có được điều hành dưới đôi tay “nhạc trưởng” của nhà “kiến trúc sư” lừng danh (mà điều này thì không có thực bao giờ), đến thế nào thì cũng không thể diễn xong trong mỗi… nửa ngày như “quả quyết” được ấn định từ ngoài vào và bên trên nó xuống. Thực tế nó đã diễn ra ròng rã gấp năm lần thời gian chỉ định tối thiểu cho một cuộc trở dạ của người sản phụ sinh con rạ. Và phải kết thúc vội vã bởi đoàn Chủ tịch Đại hội không còn đủ sức khỏe để điều hành!
Một đại hội mà một cấp ủy viên cấp cao nhất trong khả năng mà Đại hội có thể được ưu ái, trực tiếp chỉ đạo Đại hội cùng đội ngũ chuyên gia Xây dựng Đảng, đã không thể chịu đựng nổi khí thế dân chủ trong Đảng bị dồn nén. Một khí thế đến hồi không thể bỏ rơi mãi trong trạng thái tước đoạt đã đến lúc biết phải làm gì.
Họ đã không thể trong trạng thái “khỏe khoắn” cùng Đại hội đồng hành… đành tự chấm dứt vai trò “bà đỡ” ngay sau ngày đầu tiên của Đại hội.
Đó là một ngày mà cả buổi sáng chỉ làm một công việc “kính thưa”… và mệt mỏi với việc chuyển giới từ “một buổi” sang “cho đến khi nào xong” mới được bế…
Đó là ngày, mà ngay khi vào phần thảo luận chỉ mới hai ý kiến được Chủ tịch đoàn chỉ định trong “danh mục có đăng ký” đã khiến hốt hoảng đến với danh tướng Phạm Văn Thanh. Ông đã buộc phải cho “tạm dừng” để kết thúc vai trò “bảo hộ” của ông bằng cách tiến hành ngay việc tổ chức “Bầu cử BCHĐB nhiệm kỳ 13” mà ông biết ông sẽ gánh “bổn phận” chăn dắt!
Thì ra mục tiêu duy nhất của đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam Đại học Quy Nhơn là mở cổng cho các đảng viên chưa một lần được tham gia cấp ủy!
Đó là đại hội mà ban chấp hành cũ, tuy chưa được giải tán, nhưng chỉ còn là một cái xác bởi phong trào của quần chúng theo Đảng chống tham nhũng đã “rút phép thông công”. Nó đã không còn lựa chọn nào hơn “tự” giải nghệ bởi chính các tính chất quy định nó!
Thế mà Đại hội Đảng bộ thứ 13 ở Đại học Quy Nhơn vẫn cứ được hối hả tiến hành. Nó tiến hành dưới một đường hướng được bảo hộ, còn nội dung Đại hội thì đã nhờ vả được “cả gói” vào hai đồng chí đảng viên được tăng cường bởi một Đảng bộ đồng đẳng với ĐB ĐHQN, nhưng có tiếng là “trong sạch vững mạnh tiêu biểu” hơn nó (!).
Các đồng chí này tuy chưa từng tham gia sinh hoạt Đảng tại đảng bộ này lấy một tháng, thậm chí một ngày, chứ chưa nói đến một quý, nhưng được vươn vai gánh trọn sứ mệnh vẻ vang điều hành toàn bộ quá trình “xốc” lại hệ thống tiền phong với các đảng viên dẫu tới 80 % của tổng… không là giáo sư tiến sĩ. Không là thế, nên chưa thành vấn đề hành xử với thành phần trí thức trong Đảng. Thứ mà cái đại hội này cần đã không là một phương hướng hoạt động trên tinh thần phê phán, cái mà nó có được lại là xu thế tiến sĩ hóa… trí thức của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Xu thế này là không thể nghịch đảo, vì nó đúng trong mọi thời điểm, nhất là ĐHQN thiếu trí tuệ đóng gói (!). Còn bộ công cụ mà đại hội này có nhiệm vụ gọt đẽo… đương nhiên cũng là một BCH. Nhưng là một BCH với sự tham gia của hai “đồng chí mình” là mọi điều coi như là được thể tất!..
Thế là, tuy ai nấy đều nhễ nhại mồ hôi, song đại hội vẫn lần lượt lướt nhanh qua tất cả cái mà chỉ nó được quyền coi là phù phiếm. Nó cần phải bươn nhanh đến “chặng đường thênh thang” với gương mặt “nô-vưi” tại hội trường BTGTW năm 2011 (?) trong tư cách một đơn vị sáng ngời tinh thần “học tập và làm theo” qua cuộc đấu tranh chống tham nhũng bởi những tay súng bị... “điếc” (!).
Nếu như trước đó “đồng chí” Bí thư, người kiên quyết không dành cho bất cứ một tạp âm nào pha trộn vào chuỗi âm thanh duy nhất “chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng”, không trong đoàn đại biểu tỉnh Đảng bộ Bình Định tham gia đại hội Đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ XI, một danh vị danh giá bậc nhất mà tuyệt đa số đảng viên có đến “trăm tuổi” cũng không bao giờ có đươc, thì chắc chắn sẽ không ai biết Đảng bộ trường Đại học Quy Nhơn trải qua thời kỳ đen đủi khó nhọc biết dường nào!
“Đại hội đã thành công tốt đẹp”. Thì nó chả đưa lại một Ban chấp hành như nó đáng có là gì! Và một Bí thư hãnh tiến trên hoan lộ trong vai “tổng công trình sư” với một “biên đội” Chim Ưng có đầy đủ tính năng chiến đấu mà trên tất cả là biết miệt mài chăm lo bộ lông duyên dáng của mình.


(Kỳ 3. Vai trò của Hoàng Thái thượng)