Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Nghĩ gì, Ngày nhà giáo Việt mình ?

“CEO Nhật Bản nói gì về người Việt Nam

Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa."

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Đàm đạo với Khổng tử

Canh một: “Xướng xuất”

- Hiền nhân! Chẳng hay, giờ này Ngài vẫn còn chưa an phận quy tiên?
- Ta còn quá nhiều duyên nợ với dương gian. Có lẽ sinh thời ta đã quá phí phạm thời giờ. Mải phục dịch cho các thế lực cầm quyền những mong gương sáng để đời, rốt cuộc làm ra rồi mà chẳng có kẻ soi. Còn dân tình thì chẳng câu nệ ý ta, chẳng kẻ nào cam chịu thiệt thòi để được “an bần nhi lạc.”

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Lược khảo mô hình dạy học tiền "Dạy học theo lý thuyết kiến tạo"

                                      (phụ lục chuyên đề "Phát triển ý tưởng...")
1. Dạy học thông báo với năng lực hạn chế cá tính sáng tạo
− Phương châm học thuật trong mô hình dạy học thông báo: cần cù bù thông minh.
− Dạy học thông báo
Mô hình dạy học cổ điển nhất, trong đó nội dung học tập là những tri thức có sẵn với cấu trúc mô phỏng các mối liên hệ tâm lý

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Đàm đạo với Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.

                                                                                                 (theo trí tưởng tượng mà thôi)

-       Với con mắt chuyên nghiệp của nhà đạo diễn, ông vui lòng cho khán giả tôi một vài đánh giá về kịch bản bang giao tại lễ rước ông Tập.
-       Xin đừng kỳ vọng vào tôi quá… Thực ra, dư luận cũng đều mường tượng một cách đầy đủ, thậm chí đến từng chi tiết về cuộc viếng thăm của nhà lãnh đạo cao nhất của xứ Tung Huê.

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Luận về cái ngã

Trong vạn sự “Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật” (tục ngữ), thì cái nết chấp ngã là cái chết không bao giờ nhắm mắt được cả.
Vì chấp ngã là căn nguyên của các thói hư: ngã mạn, tự phụ, kiêu hùng, tự tôn, tự đại… và rất chi là hay tự ái, tự ái đến mức cao đạo. Cao đạo sinh ra càn rỡ. Càng cao càng càn; càng càn càng tự ái; càng tự ái, càng càn rỡ.