Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Chuyện Nê Nai niều mình cứu Nê Nợi

Nê Nợi tức Lê Văn Lợi “Một trưởng bộ môn Đại học Quy Nhơn bị tố gạ tình” (báo Người Lao Động, khuấy đục nước lên để “giật”… khách);
Nê Nai tức thị là Nguyễn Thanh… tôi “Bí thư chi bộ… đứng ra tự nhận “là Lê Văn Lợi” dẫn tới chỗ bị phát hiện giả danh” do báo Lao Động “ăn theo”, giả đò tưng tửng, đưa thêm “bí đỏ” như muốn chứng tỏ toàn bộ “hệ thống chính trị” ở đây cùng “giuộc” với Trưởng Bộ môn (xem ra báo Người Lao Động và Lao Động đang ganh nhau dò dẫm mò… cua, trong khúc sông “diễn biến hòa bình”).

Tít của bài này là do tôi “nú nẫn”, “không hiểu sao” (chữ của bản báo Lao Động) mà sinh ra sự “nẫn nộn” giữa “lờ” và “nờ”.
Chả là tôi sinh ra tại một vùng quê nghèo xứ Thanh. Thứ gì cũng thiếu trừ con cáy – nguồn thực phẩm chính của cư dân vùng tôi. Là trước đây thôi, giờ thì cũng bớt bớt rồi… Nhưng nhờ vào vậy mà hiểu được thành ngữ “dùi đục chấm mắm cáy”.
Muốn ăn mắm cáy thì phải làm (làm mắm). Muốn làm thì phải giã (không phải giã gạo). Muốn giã thì phải có… cối; muốn sử dụng, khai thác và phát huy được yếu tố lõm của cối thì phải có chày. Nhưng chày và cối rất ít khi đồng bộ: khi có cối thì lại chẳng có chày; khi có chày thì lại không có… cối. Lúc thì cối nhỏ chày to, lúc thì lại… chày to cối… nhỏ…
Người dân quê tôi hễ cần thứ gì là thiếu thứ đó, nhà có chày thì lại không có cối; nhà có đầy cối thì lại không có chày... Đợi đến khi thỏa theo như nhu cầu, lâu quá hóa ra cáu bẳn tự lúc nào. Đành phải cắn răng, bịt mũi lại mà ăn khoai, sắn với thứ mắm cáy mặn (đắng), gắt (cay) và… hôi hám kinh người! Dùi đục, thứ công cụ cầm tay của các bác phó mộc thì rắn, chắc, trơ lỳ dùng để “phang” lên cán đục… Đem nó “chấm” vào mắm cáy thì không thể ví như chấm “nem rán” vào “nước chấm chua ngọt” được. Thề đấy! Có lẽ phải nhờ bác Hoàng Tuấn Công (blog TCTP) rãnh rỗi "ừ" cho một tiếng!
Tuy nhiên khi chấm chúng vào với nhau thì là tạo nên sự kết hợp chúng lại, tức tạo thành hệ thống. Hệ thống này là một ẩn dụ để chỉ về tính thô thiển quê mùa, phàm phu tục tử…
Một thứ thì có năng lực thẩm thấu; một thứ thì phát huy khả năng “chống thấm” như… sơn alex.
Tôi hơi dông dài, xa quê lâu ngày vẫn không bỏ được cái tật nhà quê “ngồi lê mách lẻo”. Cũng vì cái tật ấy nên cứng lưỡi, nói đại thành quen, nẫn nộn lung tung phèng! “Thằng câm hay ngóng…” tôi “ngọng” nên mới hay nói: "...ấy ái uông". Tôi nói vậy là để khẳng định thói quen nhà quê. Không thế những nhà chuyên môn tồi lại bảo tôi “rối loạn ngôn ngữ”, còn "rối loạn hành vi" thì bản báo “ Lao Động” đã đề cập rồi…
Tuy nhiên khi “lói” Lê thành Nê, cũng là để làm nhòe tiếng “giả danh”... Hơn nữa tên tuổi của các con người như hai Cụ họ Lê không thể tùy tiện sử dụng vào việc như tôi đang làm. Tôi không bán hàng nên không câu khách!

Là tôi muốn nói rằng hai bản báo Người Lao Động Lao Động, với ông nhà báo không lao động nghề nghiệp cứ lộp chộp như con nhện rình ruồi, rồi suy diễn lằng nhằng như "chày" với "cối" thì nên đi chỗ khác “kiếm”. “Dùi đục chấm mắm cáy” phải biết kiềng bớt đi…