Giờ này thì “Bí
thư chi bộ Nguyễn Thanh Hải…”, kẻ “giả danh” và “kẻ giấu mặt” đang có xu hướng
hé mắt để rồi nhắm lại vĩnh viễn trước âm hưởng tư tưởng cuộc đấu tranh chống
cái ác trong giảng đường.
Đấy là tiếng
hỉ hả của báo Lao Động, một danh xưng “Lợi quyền của người lao động” dưới sự
lãnh đạo của Đảng!
“Chiến dịch
tiêu hủy biên bản” vi phạm Quy chế thi ở Đại học Quy Nhơn, học kỳ II, năm học 2013
- 2014 coi như… xong. Tất cả đều mất mát bởi sự tính toán ngu xuẩn. Chiến công
hiển hách của “Tổ thanh tra” hoàn toàn chính đáng. Nó sẽ được như "Kết luận thanh tra 2009", lặng lẽ đi
vào phòng truyền thống ĐHQN đặt bên sắn lát, mỳ khô của “khu chế xuất” Nam Tăng
và Long Mỹ !..
Cũng tại cái
“mới mẻ” của nhiệm kì của Hiệu trưởng 2009-2014, khiến ai ai cũng có cơ hội trở
thành cán bộ giảng dạy nếu muốn, mà không cần phải kinh qua khâu chạy chọt, bán
mua. Còn như năng lực cá nhân thì đương nhiên là cả quá trình!
Đây là một khuynh
hướng tốt khi hiện tại chưa có cái gì vượt lên nó. Và kẻ cơ hội đã chộp ngay
được khâu này: tập trung mọi nguồn lực đột phá cho sự học thay vì bỏ hàng trăm
triệu để “xoay” được một chân giữ lại trường sau khi tốt nghiệp.
Em nữ sinh -
tôi không nỡ bêu danh em khi em đã bị biến thành công cụ của bề trên mà tương
lai của em đang được đầu cơ cho một mục tiêu hoàn toàn khác, bằng mọi cách gỡ
lại sĩ diện mà nhiều sinh viên khác một khi có lỡ làm thì họ cũng chỉ nên tự an
ủi bằng câu của danh hài Hoài Linh “Cũng thường thôi”. Sinh viên mà! Dạy dỗ chỉ
đến thế, học hành chỉ có thế, điều kiện không hề được cải thiện hơn thì việc
cải thiện kết quả học tập, để có thêm cơ hội việc làm trong sự dối trá, tất
phải bao hàm sự dối trá trong quá trình “chuẩn bị tay nghề”. Sự trung thực ư ?
Nó nằm ở khâu hô hào, nơi nào có sự vang to nơi đó có sự dồi dào trung thực.
Quy chế thi
và việc áp dụng nó, mà chắc cũng không riêng gì, ở ĐHQN, chỉ là biện pháp tình
thế nhằm giảm bớt chứ không phải là để khắc phục tình hình gian lận trong thi
cử khi tình hình ấy sản sinh ra và duy trì những thứ như quy chế này. Tinh thần
thượng tôn pháp luật, buộc “cánh thợ dạy” chúng tôi ở đây phải duy trì nó. Song
không phải tất cả chúng tôi đều làm được việc đó. Những kẻ thợ dạy hèn hạ không
có sức để làm vì họ cũng không biết việc họ giảng dạy như họ đang giảng dạy có
đúng hay không. Họ “vống điểm” cho người học; sửa điểm đầu vào và đạo văn đầu
ra cho cao học; mua bán điểm; chạy chọt để thay đổi kết quả học tập “giúp” sinh
viên…
Cái dại dột
của em nữ sinh kia là ở sự tự biến mình thành trò chơi của người lớn…
Chiếc “phao”
cứu sinh có thể nói là rất hoàn hảo. Nó hoàn hảo tới mức làm nảy sinh sự hoài
nghi về năng lực nữ sinh này vẽ nên, về mặt nội dung. Nó hợp lý đến mức “tuyệt
chủng hóa” luôn cái ngẫu nhiên. Nó không như một bài diễn văn mà các thư ký
gắng công soạn thảo cho chủ… Nó có thể cạnh tranh được với một số đề cương Luận
văn Cao học sau khi đã được Hội đồng khoa học góp ý lần cuối cùng. Và nó cũng
được đưa vào công tác tàng thư, và đây mới lại lạ nữa, nó đáp ứng đúng những gì
mà đề thi đòi hỏi... mà không thèm đếm xỉa gì đến những “giải treo” tôn vinh
năng lực “đoán đề”. Nó được ngụy trang giỏi hơn cả kỳ nhông, đến mức không ai
có thể nhận ra, trừ giảng viên LVL.
Có thể coi
như ông giảng viên LVL này đã xéo sạt mất một góc của tòa lâu đài cát mà các “thợ
vẽ” dựng nên cho em nữ sinh kia.
Chỉ vì vậy
mà ông này đã được đưa vào tầm tiêu diệt của đám thợ săn “tình cảm”, sau những
nỗ lực mua chuộc lương tâm đi vào ngõ cụt. Một hệ thống mưu mô được dàn dựng và
một guồng máy ngầm âm thầm khởi động không biết thế nào là hớ hênh. Thủ tiêu
chứng cứ, gồm biên bản và tang vật vi phạm quy chế thi và kiểm tra, là cơ may
còn lại để tiếp tục guồng máy này trong trạng thái “nửa nổi nửa chìm”. Và một
quan chức, người được coi là “ngoài tỉnh ủy” đã phải “xắn tay áo xô”… coi như lần này“đốt
nhà táng giấy” (!).
“Ông nghè
đảng” này đã đe nẹt: việc tiếp tục gọi em nữ sinh kia để phanh phui vụ án gạ
tình là hành động gây cản trở cho việc học tập của em, ảnh hưởng xấu đến quá
trình phấn đấu để được giữ lại trường sau khi tốt nghiệp. Việc làm thiếu tính
toán tới mức, trong khi uy lực đảng trong những đảng viên cỡ như ông đang bị xuống
giá thảm hại, khiến chỉ một quần chúng trong tổ thanh tra thách thức bằng luật
thanh tra, ông đã vội “xịt ngòi”…
Đúng vậy,
cái danh tỉnh ủy viên đã không còn được như trước đây muốn gì được nấy, thậm
chí bây giờ còn chẳng dọa được ai. Chẳng hạn như một tờ báo tiếng là lợi quyền của người lao động dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã cố kéo bằng được cái chức danh chỉ đáng lưu hành trong nội
bộ: “Bí thư chi bộ” để gắn với “giả danh” làm trò tiêu khiển chơi. Và bây giờ
cũng báo ấy, vẫn tiếp tục mập mờ về mối liên hệ giữa các thuật ngữ đạo đức, chính
trị và pháp luật: “Bí thư chi bộ”, “giả danh”, “kẻ giấu mặt” vào chung một rọ, mà
công an nếu thực sự có trách nhiệm không thể không vào cuộc để truy tìm kẻ “chập
chờn” kia trong “kỳ án gạ tình” để tạo nên sự thanh thản cho cuộc tình “bợt
chợt” giữa “thầy nọ” và “trò kia” dzui dzẻ
nhắm mắt…
Một sự ăn ý
nhịp nhàng trước nguy cơ “lành rách đùm nhau” bị phơi nhiễm đã khéo léo một
cách tinh quái lặn vào chức danh “Bí thư chi bộ” của Nguyễn Thanh Hải, đáng
tiếc bản báo Lao Động này đã bỏ lỡ “cơ hội” là ông này còn là đảng ủy viên, mà
là đảng ủy viên duy nhất lọt lưới kiểm duyệt của công tác nhân sự của Đại hội
mới “oai vệ” chứ (?!). Chứ không thì bài viết này sẽ nặng ký biết bao, và doanh
thu từ nó sẽ vọt lên thế nào, vì cái “gu” của bạn đọc trước sức hút quyền lợi của người lao động chỉ chờ có bấy!
Bây giờ thì
người “bị tố gạ tình” đã được “minh oan”. Vì ông này là người “có phẩm chất đạo
đức, nghiêm túc trong giảng dạy” (chữ của báo) đúng y như một số quan chức
trong trường khi được “trả lời phỏng vấn”. Thường là những người có đạo đức bao
giờ cũng là người có sức mạnh ý chí bẻ cong được cái bản năng tình dục, khiến
con quỷ dâm đãng không nơi trú ẩn, phải sống lang thang như những bóng ma và tối
cơ mới sục sạo trong các khách sạn, như “khách sạn Thiên Ân” do bản báo Người
Lao Động chỉ điểm mà bỗng dưng nổi tiếng, chẳng hạn! Không thế thì báo người
lao động đã chẳng trương phụ đề “Thầy giáo bị tố gạ tình có đạo đức tốt ?” cho
chính đề “Một trưởng bộ môn bị tố gạ tình”.
Ai tố “Một
trưởng bộ môn gạ tình” và giảng viên LVL “được minh oan” bởi ai, bà con nhỉ? Ai
là Đại học Quy Nhơn và ai là “một giảng viên Trường ĐHQN” trong đoạn văn này,
nhỉ?
“Không chỉ mua bán điểm, một giảng viên Trường ĐH Quy Nhơn
(Bình Định) còn bị tố cáo về hành vi gạ tình sinh viên để xóa biên bản vi phạm
thi học kỳ”. (Đời sống và pháp luật).
Và, “Bí thư
chi bộ Nguyễn Thanh Hải” là ai mà “chẳng hiểu sao” lại trở thành kẻ “giả danh”!
Và, cũng “chẳng
hiểu sao” công an lại được đề nghị truy tìm “kẻ giấu mặt”.
Vợ tôi,
nhiều hôm “chán chè”, mà tôi lại đang
thì “khuôn trăng đầy đặn”…, cho đến khi sang canh trăng lặn tôi vẫn không được đáp
đền, mặc dầu đã rất nỗ lực “gạ…”, thậm chí tôi còn đe dọa kể từ nay vẫn không
chia tay vĩnh viễn với “nữ diễn viên Vê-a-gờ-ra”.