Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Đập chuột / Vỡ bình / Đại học Quy Nhơn

Cách nay 05 năm, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, tôi đã hòa vào dòng người đập vỡ “cái ống nhổ” (chữ của Chu tử) hết sức mất… vệ sinh, ở tại Đại học Quy Nhơn, với tư cách là một trong những người khởi sự, và đã “nhận được” nhiệm vụ làm “người lính đi đầu”.
Niềm tin trong sáng vào một cuộc sống có khuôn phép đạt mức “xấp xỉ c”, khi Thượng đế, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân “phái xuống” cho “bầy ếch” nơi đây, không phải một “khúc gỗ mục”.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Chào nhé, 20/10

NTH. Người ta chia ra làm ba, tôi để nguyên cả và chỉ dành cho nó thôi.
Bị gạt nhiều nên chỉ còn thật dạ tình yêu.
Tôi tặng cho ai chia sẻ cùng tôi nhân ngày trân trọng!

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Đánh chuột [tất phải] vỡ bình!

Lấy cảm hứng từ “Vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của nhân dân” với “chủ động “rút củi đáy nồi” và “phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” trong xử lý quan hệ với kẻ thù”, ông Nguyễn Phú Trọng đã đối xử với kinh nghiệm truyền thống bằng “đánh chuột không để vỡ bình”.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Đất nước / giọt đàn...

                   
Ôi đất nước! Đất nước tôi!
“Thon thả…đàn bầu”(!)…

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Ngỏ cùng các sinh viên học hè môn logic học


Tôi (người viết đây) muốn nhắc nhở các anh /chị sinh viên rằng, việc “xem xét” lại kết quả bài trả thi là rất khó khăn, trừ khi các anh /chị có đủ căn cứ để tự “minh oan”, tức thực hiện quyền lợi chính đáng, mà anh /chị cứ bỏ qua, trong học tập.
Thầy rất ủng hộ các anh /chị muốn tự mình bảo vệ, bênh vực lợi ích học tập của mình, khi bản thân nhận thấy đúng là thiệt thòi. Mà việc học tập còn làm cái gì hơn nữa là tìm kiếm khả năng tự bênh vực, tự bảo vệ mình!

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Triết lý giáo dục nhìn từ Kant

Thay vì kiểm soát, nhà giáo dục – lãnh tụ tinh thần của nhóm sẽ quy định chủ đề cho giáo dục. Các Ban biên tập sách giáo khoa tiến hành triển khai việc soạn thảo nội dung. Nhà biên niên sử học ấn ý chí chủ quan của mình vào mô tả cấu trúc tư duy qua chương trình giáo dục. Nhà tuyên giáo mô tả các sản phẩm giáo dục thông qua đặc trưng “motip” nhân cách…
Người học như là một thư viện sách. Đại thủ thư với tay lấy được cuốn nào thì trưng ra cuốn nấy. Những lớp bụi thời gian sẽ lần lần phủ dần lên những cuốn không được cuộc sống ngó ngàng. Nó níu chân những người làm tàng thư... Giáo sư, đúng ra là chỉ nên dành cho việc gọi ai là thầy giáo, là những con chuột chũi mà bụi bặm và thời gian dần làm cho cặp kính của ông cứ thế đục mờ...

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Về các bài trả thi...

Môn Lý luận và Phương pháp dạy học; Số tín chỉ: 03
Đối với sinh viên Sư phạm Giáo dục công dân, K 35

Câu 1(2đ). Phân tích các chức năng của quá trình dạy học vận dụng vào môn Giáo dục công dân ở Trung học Phổ thông.

Có ba chức năng của quá trình này. Mỗi chức năng sẽ quy định việc giải quyết mỗi yêu cầu khách quan của quá trình dạy học, tức nó “giải quyết nhiệm vụ” nào đó, khi gặp những nội dung cụ thể của quá trình dạy học.

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Chuyện nấu xôi và chia oản

Đại học Quy Nhơn bấy nay vẫn tiếp diễn “nấu xôi” “chia oản”. Ai đây nói thế này? Tôi ạ! Nguyễn Thanh Hải, giảng viên (chính). Chức vụ Đảng: đảng ủy viên vô thừa nhận (báo Lao Động).
Dùng phép quy nạp thử: Hồng công và Đại lục (chẳng biết tôi phiên âm có đúng chỉ dẫn của ban tuyên giáo không nữa, vì chả biết tý ngoại ngữ nào!): đứa nào làm loạn đứa nào?