Thay vì kiểm
soát, nhà giáo dục – lãnh tụ tinh thần của nhóm sẽ quy định chủ đề cho giáo dục.
Các Ban biên tập sách giáo khoa tiến hành triển khai việc soạn thảo nội dung. Nhà biên niên sử học ấn ý
chí chủ quan của mình vào mô tả cấu trúc tư duy qua chương trình giáo dục. Nhà tuyên giáo mô tả các sản phẩm giáo dục thông qua đặc trưng “motip”
nhân cách…
Người học như là một thư viện sách. Đại thủ thư với tay lấy được cuốn nào thì trưng ra cuốn
nấy. Những lớp bụi thời gian sẽ lần lần phủ dần lên những cuốn không được cuộc sống ngó ngàng. Nó níu chân những người làm tàng thư... Giáo sư, đúng ra là chỉ nên dành cho việc gọi ai là thầy giáo, là những con chuột chũi mà bụi bặm và thời gian dần làm cho cặp kính
của ông cứ thế đục mờ...
Đó là hệ lụy
của lối giáo dục kinh viện. Lối giáo dục được dẫn dắt bởi triết lý bằng lợi ích
của giai cấp cầm quyền.
Lợi ích bao
giờ cũng được thể hiện thông qua các hoạt động theo đuổi nhằm thỏa mãn nhu cầu. Văn minh tiến bộ là sự gia tăng nhu cầu mới
rồi tìm cách để thỏa mãn nó. Nhà cầm quyền tài ba khéo léo gây tạo phong trào
bằng cách tạo thêm nhu cầu có ích và cần thiết cho công chúng. Nhưng sự đáp ứng lợi ích làm thay
đổi quyền lợi bao giờ cũng đưa tới những thay đổi ý kiến. Khi nhà lãnh đạo giàu
có lên rồi thì khối tài sản cá nhân buộc ông phải trở thành thủ cựu. Nguyên lý "nước, bèo nổi cùng nổi", khiến thứ mồ hôi nước mắt của ông làm ra không phải là dành
cho việc "cống hiến", với sức mạnh khêu gợi tình cảm ghê gớm nhằm tiếp tục lôi kéo con người vào công cuộc "hi sinh" cho các giá trị toàn cầu. Khi đó, những kẻ bất mãn do không hưởng lợi được từ cuộc sống
trưởng giả dễ dàng, sẽ biết cách trở nên nhà biện giải. Biện giải tất phải dùng thuật ngụy
biện, vì lời nói vốn không mất tiền mua…
Dục vọng là
yếu tố gây tạo nên những luồng dư luận không thể thương thảo. Nhà Phật không
chủ trương thủ tiêu dục vọng mà chỉ cảnh báo con người về sự ngỗ ngược của nó.
Thành thử khó khăn bộn bề khi phải chọn ra nhà cầm quyền không còn dục vọng,
nghĩa là không thiên vị. Đã thiên vị thì tất có bên nặng bên nhẹ, mà đã như thế
thì tất phải sản sinh ra ám thị.
Ám thị là
làm cho người ta phải nghe theo. Những phong trào tín ngưỡng hay tôn giáo,
chính trị hay xã hội đều là do ám thị gây nên. Khi được Lỗ Ai Công hỏi, Khổng
tử nói, “Một câu nói ra mà làm cho nước mất ngay được thì khó, nhưng nếu có câu
đó thì nó là: Anh phải nghe ta”.
Mạnh tử mỉa mai, dùng hiền tài mà lại bảo bỏ cái sự học của anh đi mà nghe ta!
Mạnh tử mỉa mai, dùng hiền tài mà lại bảo bỏ cái sự học của anh đi mà nghe ta!
Không nghe
thì không được dụng. Khi sự học hành phải nương theo quyền lực thì mục đích của
sự học là hướng tới phục tùng. Đời sống không thể không có sự phục tùng vì trật
tự từ đây mà ra. Thuật cầm quyền phải là cố chấp, nhất định phải thế này hoặc
nhất định không được như thế này. Không thế thì lại thành đẽo cày giữa đường.
Đây là vấn đề truyền thống, thuộc di sản văn hóa cầm quyền.
Vì, lý luận
mới làm cho con người ta tin nhau, do sáng ra mà ngả theo. Còn ám thị thì làm
cho con người ta mê hoặc.
Có nhiều
cách ám thị, trong đó dùng lời nói là hiệu quả nhất. Lời nói là một ám thị, quả
quyết thì ám thị tăng lên thành hai lần. Nói đi, nói lại nhiều lần điều quả
quyết ấy là đẩy cho ám thị đến tột cùng thế lực. Đây là ưu thế của thầy giáo
dạy học. Thầy ra trước, như con mẹ Đốp, Đình trưởng theo sau. Không đúng phách,
không đúng nhịp, sẽ thôi, bố mõ sẽ mất việc cắp tráp theo hầu. Đói!
Khi thầy no
cơm ấm cật thì trò sẽ mất hết năng lực phán đoán, nó sẽ không tự kiểm soát được
hành vi.
Vai trò lưỡng
dụng của giáo dục nằm ở đấy.
Tiếp cận
triết lý giáo dục từ sự học để lý giải dần dần con người ta có thể biết được
gì, làm được gì và tin tưởng vào điều gì? Ai, người giúp được gì vào quá trình
ấy? Nhà giáo dục thấy gì về vai trò cá nhân.
Tức là có
một cách lần tìm đến triết lý giáo dục theo định hướng của Kant. Tôi sẽ làm
thử.