Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Ngỏ cùng các sinh viên học hè môn logic học


Tôi (người viết đây) muốn nhắc nhở các anh /chị sinh viên rằng, việc “xem xét” lại kết quả bài trả thi là rất khó khăn, trừ khi các anh /chị có đủ căn cứ để tự “minh oan”, tức thực hiện quyền lợi chính đáng, mà anh /chị cứ bỏ qua, trong học tập.
Thầy rất ủng hộ các anh /chị muốn tự mình bảo vệ, bênh vực lợi ích học tập của mình, khi bản thân nhận thấy đúng là thiệt thòi. Mà việc học tập còn làm cái gì hơn nữa là tìm kiếm khả năng tự bênh vực, tự bảo vệ mình!

Vậy muốn bênh vực hay bảo vệ mình phải có cách. Trước hết anh /chị xem kỹ lời nhận xét của thầy dưới đây. Rồi cùng trao đổi với thầy. Mong sao các anh /chị thắng lợi trong cuộc tranh luận này để thầy có được một cơ hội đầu tiên xin lỗi các anh /chị.
Nghề dạy học, mà chỉ có mỗi sự người học răm rắp nghe theo mình thì buồn chán vô cùng. Sự ấy đáng nguyền rủa lắm, vì nó kéo chúng ta trở lại đời sống bầy đàn. Mọi cá thể trong bầy chỉ thực hiện duy nhất một “hành vi chỉ huy” của con đầu đàn!
Không ai được đặc quyền dạy bảo người khác nếu không có sự thương lượng giữa họ với nhau!
Và để các anh /chị có cơ sở để củng cố quết tâm tự bênh vực, tự bảo vệ mình cùng với việc công bố đáp án (cùng ở trang này, nhãn này), thầy cụ thể hóa yêu cầu của đề.

Câu 1: Khái niệm hình vuông và khái niệm số chẵn, mức độ kiến thức chỉ ở bậc THCS (xin lỗi, tôi xin... và đã sửa lại). Đề bài chỉ yêu cầu người học dựa vào khái niệm nội hàm và ngoại diên của khái niệm để phân tích mà chỉ ra nội hàm và ngoại diên của những khái niệm ấy.
Câu 2. a) “Kẻ vô thần không phải là…(x)” vậy nó là gì? Chứng tỏ ở định nghĩa này mới  chỉ ra rằng, “kẻ vô thần” không có dấu hiệu kẻ bác bỏ các vị thần của đám đông. Còn thì nó là gì thì định nghĩa chẳng khẳng định được. Như thế nghĩa là nhiệm vụ 2 của định nghĩa khái niệm đã không được giải quyết, kết quả lộn xộn tới mức cứ hễ ai phủ nhận thần thánh đều là kẻ vô thần! Đưa tới tình hình có nhiều kẻ chỉ tiến thân bằng con đường chê bai người khác, mà ta gọi là nịnh nọt đấy, càng nhiều càng tiến nhanh!
Giải thích thế nào trước thực tế của xã hội ta, hầu như không ai không xì sụp, cúi ngụp trước các ban thờ, mà không phải là ban thờ tổ tiên hoặc ban thờ các anh hùng dân tộc đâu nha!
Tất cả các nhà khoa học chân chính đều là nhà vô thần đấy. Họ không “hùa vào với đám đông về sự tồn tại của các thần”, thì sao có thể trở nên người sáng tạo được!
Cũng tương tự, “người cộng sản không phải là người bác bỏ quyền sở hữu tài sản của chúng dân…”
Như vậy định nghĩa đã vi phạm quy tắc nào? Phát biểu chính xác xem nào!
Câu 2.b), nếu “phát triển là sự biến đổi của tất cả…” là định nghĩa đúng, thì “đảo lại”: sự biến đổi của tất cả…” đều là “phát triển”, thì triết học là một thứ khoa học “ngớ ngẩn” sao!
Vậy nó vi phạm nhiệm vụ hoặc quy tắc định nghĩa khái niệm nào không? Nhiệm vụ hoặc quy tắc nào! Cần phải kiểm soát nó bằng tất cả các nhiệm vụ hoặc quy tắc không? Cái nguyên tắc tính toàn diện trong xem xét thực sự phát huy tác dụng khi nào?
Câu 3: Trong các phán đoán a); b); c); d) (phải hiểu theo nghĩa mỗi một phán đoán đấy nha!). Yêu cầu thể hiện kỹ năng nhận biết thuật ngữ chu diên/ không chu diên (xem vd. dưới đây).
Thuật ngữ nào chu diên /không chu diên? Căn cứ vào đâu mà xác định được thế. Chứ không phải nó chu diên /không chu diên là… lại lôi định nghĩa ra như “rã băng” ghi âm, mà băng ghi thì lại “mốc meo”!
Ví dụ: Câu 3. a.
Phán đoán có hình thức logic: Một số S không là P. Thuật ngữ chu diên: chân; vị ngữ của phán đoán phủ định. Thuật ngữ không chu diên: động vật bò sát; chủ ngữ của phán đoán riêng (bộ phận). Vẽ hình minh họa mà chi, trong khi mọi tay “tay vẽ” đều không sánh nổi với tay “thằng AQ” thành ra “vẽ bừa” trong bài làm…
Tôi thấy bài làm của rất nhiều giáo viên THPT hay chuyên viên ngành “dẫn dắt công dân” thực hiện pháp luật trong tương lai mà có thứ chữ nghĩa, hình thức trình bày, mà là người dân, tôi có kính trọng các vị ấy đến đâu thì cũng không thể tin tưởng họ vì cái sự cẩu thả ấy được! Phải sửa sang lại đấy!
Câu 4: Rèn luyện kỹ năng tư duy thông qua lập luận, lý giải, nhận xét bằng phương tiện ngôn ngữ viết để thấy đời sống ngôn ngữ của anh/ chị sinh động như thế nào. Có rất nhiều người có đời sống ngôn ngữ hết sức nghèo!
- Bộ phận bị lược bỏ.
Phán đoán “Dung dịch x không phải là dung dịch kiềm” là phán đoán kết luận (có người viết là tiền đề kết luận); phán đoán còn lại là phán đoán tiền đề (vì sao?… cũng được mà không vì sao… cũng được (!). Có chỉ thêm...thừa. Người viết ra nếu không là kẻ máy móc thì cũng là yếu kém về kỹ năng lập luận… Bởi, chẳng nhẽ nó không phải là tiền đề thì nó là kết luận nữa à. Luận ba đoạn có từ hai kết luận ư?).
Và tiền đề này là tiền đề lớn! (Ai có được lời cắt nghĩa tại sao nó là như thế, thì là thứ mà người ra đề hết sức trông đợi đấy!).
Vậy bộ phận bị lược bỏ sẽ bao gồm các thuật ngữ: thuật ngữ nào? “lấy” đâu ra các thuật ngữ ấy? chúng được sắp xếp theo trật tự nào (tức là trước rồi sau? chứ không phải theo “trật tự S – P” như robot).
- Hoàn chỉnh luận ba (không phải “3” – tôi cấm!) đoạn.
+ Kết luận là phán đoán phủ định…
+ Một trong các tiền đề phải là phán đoán phủ định.
+ Tiền đề lớn là phán đoán khẳng định.
Vậy:  Tất cả các dung dịch làm cho giấy quỳ tím biến thành màu xanh (M) đều là dung dịch kiềm (P); Dung dich x (S) [thì không như vậy, tức là] không làm cho… (M). Do đó, mà thách thức ai đó nói rằng nó (S) là dung dịch kiềm (P).
Nào bây giờ thì viết thành luận ba đoan đi! Phải bảo đảm chính xác về mặt thuật ngữ.
Biểu diễn thành lược đồ /sơ đồ trực quan với các đường tròn biểu thị ngoại diên của các thuật ngữ. Đáp án đúng là sẽ có 2 kết luận với các hình thức logic: S là P và S không là P.
- Nhận xét.
+ Đúng / sai?
+ Vì sao? Theo loại hình nào, và có tuân thủ quy tắc loại hình ấy không? Cụ thể là?
+ Hay nó có tuân theo “Các quy tắc của luận ba đoạn” không? Cụ thể là?
Câu 5: Mô tả xem nào. Yêu cầu về kĩ năng logic. Sấn xổ mà viết kết luận ra coi như người chưa hề học hành, nên không cho điểm hay cho điểm cũng chẳng sao! Thế này này (hãy “vẽ hình” theo người đang “mô tả” đây!).
Tiền đề lớn: Một phần ngoại diên thuật ngữ hoa hồng (M) nằm ngoài ngoại diên thuật ngữ màu đỏ (P).
Tiền đề nhỏ: Toàn bộ ngoại diên thuật ngữ hoa hồng (tức M đấy, gọi thẳng ra là M lúc này mới được) nằm trong ngoại diên thuật ngữ bông hoa (S).
“Vẽ” thế nào khiến cho “toàn bộ” ngoại diên của M trong S để ta có được phần ngoại diên của M đang nằm ngoài P kia, được bao hàm trong S khiến cho S (bao hàm M) ấy nằm ngoài P.
Ta sẽ có S o P: … có những bông hoa không có màu đỏ, làm kết luận.
Suy luận đúng/ sai? Phương thức nào, của loại hình luận ba đoạn mấy (có người viết thế này: luận 3 đoạn 3, “đọc” có “chối” không?).
Câu 6: có ít nhất hai cách làm.
- Thứ nhất, tương tự như câu 5, nhưng gọn hơn bởi đây là lược đồ, bỏ qua bước lập luận để “kí hiệu hóa” các thuật ngữ!
- Cách hai, xác định tính chu diên (không phải chu duyên, vô duyên thế!) của các thuật ngữ, rồi dựa vào “hệ quy tắc” của luận ba đoạn mà rút kết luận. Rồi nhận xét đúng/ sai? Vì?
- Bí quá thì viết ra như trong đáp án người ra đề công bố cũng được. 2 điểm đấy! Chỉ có điều là như vậy thì không thể hiện được sự phát triển!

Nhìn chung tất cả các bài làm đều hầu như là vắng bóng sự phát triển. Chỉ làm “rách áo” “tính tiền”. Rách nhiều tính nhiều, kể cả “tính ẩu”, theo hướng có lợi cho người đã bỏ công, bỏ của ra học nhằm “cải thiện” kết quả môn học.

Mới chua chát làm sao!