Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

QUÝT LÀM CAM CHỊU

Lại một CDC nữa vào lò.

Tôi chẳng thấy vui gì khi nghĩ đến một người vợ nữa gào thét như cắt gan cắt ruột vì mất chồng. Có lẽ cũng chả mấy ai nghĩ được như tôi khi họ không có dịp chứng kiến cảnh những người vợ ở làng quê tôi nhận được tin “báo tử” chồng. Nhưng có lẽ ai cũng cảm nhận ra những đứa trẻ thiếu cha nhưng không thể nào trở thành Thánh Gióng. Rồi những kẻ già nua cặm cụi cả đời kia lấy ai là người dưỡng nuôi để sống cho trọn tuổi?

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

SỐNG NÊU GƯƠNG

Tề vương chỉ vì thích y phục màu tím mà thiên hạ nước Tề ngày nào, lúc nào cũng chỉ rặt… hoàng hôn. Vua buồn lắm. Chỉ vì “đụng hàng” mà vải vóc màu tím cứ ngày một khan hiếm, giá cả leo thang, lạm phát gia tăng… Năm súc vải chưa nhuộm màu cũng không đổi lấy được một súc vải màu tím.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2022

VỤ ĐỒNG TÂM VÀ PHÉP SUY LÝ TỐ NHÂN (đoạn 3)

Còn gì nữa mà không phải là “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” là suy nghĩ và hành động vì công lý! Thế nên việc biện ra các trò mánh lới nong cho kỳ ra kẽ hở của pháp luật…, còn như không theo cách lạng lách mà lại nại ra các lý lẽ giả định hòng giũ bỏ trách nhiệm đạo đức cũng chỉ là thứ chiêu trò súc sắc của tự do! Luật pháp khi còn chưa được thấm được vào tình cảm và đạt đến mức làm chủ thực sự các hành vi thì ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập cá nhân vẫn chỉ là chỗ náu thân của quyền lực. Có thế thì cái nguyên tắc thụ hưởng trong chủ nghĩa xã hội, ông K. Marx mới chỉ đặt ra là “cái quyền ngang nhau cũng vẫn là cái quyền tư sản” [19, 34].

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

VỤ ĐỒNG TÂM VÀ PHÉP SUY LÝ TỐ NHÂN (đoạn 2)

Ý nghĩa của một chế độ chỉ mỗi sự nó có lợi cho ai về cái gì, ý nghĩa của một chủ trương chính sách mới là ở chỗ nó làm sản sinh ra những hành vi hay phẩm cách nào. Thành ra mà giả định là nỗi ác cảm pháp luật không phải ở tính hà khắc của nó; cũng không ở cái vẻ ngoài “nếu chúng ta sai chúng ta xin lỗi dân, nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

VỤ ĐỒNG TÂM VÀ PHÉP SUY LÝ TỐ NHÂN (đoạn1)

Phiên xét xử sơ thẩm vụ “Giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, ngày  09/01/2020”, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội nếu không thẳng thừng ngược đãi các ý kiến tranh tụng tại tòa thì sẽ không có hôm nay: phiên tòa phúc thẩm - cơ hội để các “bị cáo” tìm lại chính mình. Chính cái lẽ tự nhiên hay đúng ra là quyền được “đúng người đúng tội” mới là cách để khỏi nói rằng, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, tại phiên xét xử kia, đã không đạt được điều nó muốn, thành thử nó cũng chả muốn điều nó đã đạt được!

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

TÔI “RÃ BĂNG”

(Hôm ấy, vừa vào đến phòng đợi giáo vên thì nghe nhóm các cô giáo kháo nhau: Nhà trường đang cho tạm ứng tiền đề tài NCKH. Mừng húm! Tôi dzọt ngay xuống tài vụ. Không tiền thì không làm được cái trò trống gì cả. Kể cả… chuyện ấy!

Nhìn vào danh sách, tôi không thấy tên đề tài “Vai trò của cấp ủy ở cơ sở trong nghiên cứu khoa học của Tổ Bộ môn…”. Mồ hôi tôi vã ra).

 CHỈ LÀ THỨ ẨN ỨC BỊ DỒN NÉN 

“Chồng đi làm về nhà nhưng im lặng suốt, không nói gì cả, hoặc suốt ngày khen hàng xóm xinh đẹp, chu đáo; rồi “giận cá chém thớt”, giận dỗi vô cớ...” thì không phải riêng nhà nào mới có. Nhưng có là vơ tuốt ngay vào luật, coi như “cũng là bạo lực gia đình” thì “chồng” này phải được trở thành cái phổ biến.

 DÂN NÀO CHÍNH PHỦ ẤY 

Có mà được phép chất vấn nhà lãnh đạo (như cách của nhà phóng viên) chẳng hạn: “Phong cách Hồ Chí Minh là gì?”, sẽ không có chuyện trừ ra ai dám cả gan, mà tất cả đều sẽ cùng nhận được: “Nói đi đôi với làm!”. Trừ khi, ai, từ sự phấn khích này hòng tìm kiếm niềm phấn khích mới: “Thế khi nào thì là nói đi đôi với làm?” lúc đó mới là, “Khiêu khích kiểu đó, anh vào lò!”. Ai ở trong lò đều như thế! Biết “khi nào thì” trước khi biết “thế nào là”… dzô lò!

 

THƯ NGỎ TỚI CÁC ÔNG CHỦ BÚT

 

Tại một bài viết “Cần bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng Bộ Công thương” mới đây, nhà báo, nhà thơ Hoàng Tám Bùi đã gán cho việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các quan chức chính phủ nói chung, bộ trưởng Công thương nói riêng một tầm quan trọng quá mức. Nếu không nói điều này là phi thực thì cũng dễ rơi vào cạm bẫy “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích tổ chức cá nhân” với những ai đồng tình và đòi cho bằng được quyền tín nhiệm đối với người khác.