Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

 DÂN NÀO CHÍNH PHỦ ẤY 

Có mà được phép chất vấn nhà lãnh đạo (như cách của nhà phóng viên) chẳng hạn: “Phong cách Hồ Chí Minh là gì?”, sẽ không có chuyện trừ ra ai dám cả gan, mà tất cả đều sẽ cùng nhận được: “Nói đi đôi với làm!”. Trừ khi, ai, từ sự phấn khích này hòng tìm kiếm niềm phấn khích mới: “Thế khi nào thì là nói đi đôi với làm?” lúc đó mới là, “Khiêu khích kiểu đó, anh vào lò!”. Ai ở trong lò đều như thế! Biết “khi nào thì” trước khi biết “thế nào là”… dzô lò!

Chỉ trong các công việc hiện thực con người mới thể hiện một cách tự nhiên phương thức tư duy thật sự. Ngôn ngữ không phải là hình thức duy nhất mà tư duy của con người thể hiện ra. Vả lại, trong hầu hết các trường hợp, cái con người thấy mới lại không có trong cái con người nói. Thành thử chỉ những công việc hiện thực mới thực sự phù hợp so với các cuộc luận bàn mang tính từ chương về nó. Có thế thì mới không hoàn toàn chính phủ nào cũng chỉ dường như đại diện cho lợi ích đối lập lại với công chúng. Hiếm thì cũng có nghĩa là có, nhưng là khi niềm tin vào tính cách của những triết gia được trở thành tập quán nhà nước, tức quyền đã biến thành luật pháp. Tính chuyên chế của tập quán dành cho nó quyền phát ngôn chính thức khi bóc mẽ điều gì đó bị biến thành tín điều. Ở đâu có niềm tin tập quán ở đó không có lời nói dối cho mỗi khi cần phải tuyên thệ như là cách thể hiện sự chân thành.

Chẳng hạn, … Thế nào là “… dân đuổi Chính phủ”?

Phong cách nằm ở từ “thì” chứ không phải ở từ “là”. Hình thể ấy là hình tròn “nếu” nó được tạo ra bởi một điểm linh động quanh một điểm cố định của một đoạn thẳng! Lấy một cái đã biết để biết một cái chưa biết thì được gọi là “là”. Cái đã “là” thì không thể dịch chuyển thành cái gì khác: “không là”. Hễ chính phủ “làm hại dân” thì dân đã có tất cả “quyền hành và quyền lực đều ở nơi dân”! Có thể người ta gọi cái gì đó “thì”/ “là”. Cái gì đó “là” là cái đó tồn tại; cái gì đó “thì” là nó theo nghĩa được xác định. “Nếu Đảng sai thì dân phải phản đối để còn kỷ luật anh làm sai làm hỏng” (NPT). Không phân biệt rành rẽ như vậy nên nhiều người cứ nghĩ rằng Nho giáo dùng hình tượng “nước lật thuyền” như một điển phạm vào biểu dương sức mạnh của dân chúng. 

Đúng là “Nước chở thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền!”. Nhưng cái ẩn dụ xã hội này thế mới lại gây ra quá nhiều rắc rối. Phó từ đối chiếu “cũng” đã khiến mệnh đề này luôn có tiền giả định, rằng có sẵn những thế lực chỉ hăm he vào mỗi việc “lật thuyền”. Nền tảng của triết lý “trâu buộc ghét trâu ăn” kiểu này đã dìm sâu xã hội vào tình trạng chia rẽ. Phải “chia rẽ” vì mục đích của Nho giáo là gieo rắc vào tất cả các chính quyền nỗi ám ảnh lật thuyền! Còn để làm gì thì phải căn cứ động cơ của nho sĩ, khi cái sở học mới dành được cho họ độc quyền việc soạn thảo các thư tịch và chú giải các chủ trương! Có vậy nên ám ảnh này mới hành hạ Nho gia cả bấy ngàn năm khiến giới cầm quyền được nhà nho bao bọc cứ ăn không ngon ngủ không yên. Thì ra những lý thuyết của quá khứ vẫn còn năng lực lý giải hiện thực... Chỉ có điều, năng lực ấy trên thực tế không phải lúc nào cũng biểu hiện ra một cách như nhau. “Luật pháp càng nhiều trộm cắp càng tăng” là cách tạo điểm nhấn về hiệu quả thực tế… Nên tri thức phải là cái gì đó nhiều hơn chứ không thể mãi chỉ với mỗi niềm tin đúng một cách tình cờ. Cho nên, khi định nghĩa tri thức “nước lật thuyền” thực chất là gì (?), có bậc trí giả đã minh định rằng ấy là dân chủ! Thật quá đáng khi coi nó là dân chủ. Lúc tự trấn tĩnh bèn chữa cháy bằng cách gọi là dân chủ kiểu nho giáo, hàm ý là dân chủ vô pháp. Nói chính xác là bất chấp hiến pháp thành văn!

Cơ chế của “lật thuyền” đơn thuần chỉ là “thuận ý”. “Cách mệnh của Thang, Vũ vừa thuận ý trời lại hợp lòng người” (Mạnh Tử). Thuận ý lại mới sinh ra ám thị (các tượng quẻ trong Chu Dịch chỉ là những ám thị của thánh nhân). Đã ám thị điều sai trái, thì cứ phải theo sự sai trái ấy trờ tới. Tội bất kính chẳng hạn, bản thân tội ấy là một ám thi, cứ theo sự ấy, tức khai triển khái niệm ấy ra, là bắt gặp sự quở mắng hay trách phạt ngay liền!

Suy ra thì quyền lực chính trị chỉ là quyền lực gia trưởng! Tuy gầy dựng trên những nền tảng rất khác nhau và tất nhiên mà có những kết cục khác nhau nhưng chung quy thì quyền tài phán gia trưởng chỉ để dùng vào việc truyền tử, tức là quyền chi phối sau khi chết bằng di sản, tùy thuộc vào tính khí người cha của cộng đồng. Có vậy thì mới không thể loại trừ tình hình gia tăng quyền lực dựa trên việc thực hiện nó một cách bừa bãi. Canh cánh với những ám thị sai trái sinh ra từ ám ảnh lật thuyền, các thủy thủ đoàn chỉ lo sửa soạn cho công việc sửa thuyền, ngay cả đương khi giữa dòng cũng chỉ lại nghĩ đến việc “lật thuyền” lên sửa!

Di chứng nặng nề của những ám ảnh loài là hiện tượng “lại giống” (trở về giống với vật tổ ở các thời trước) gọi là những ám ảnh cưỡng bức. Ám ảnh cưỡng bức làm thành cái “vô thức tập thể” sinh ra hàng loạt những cấm kỵ. Tầng lớp sĩ-quân tử khi bị những cấm kỵ kiểu này dồn nén mới chỉ còn biết mỗi việc cảnh giác để khỏi bất ngờ. Nỗi thấp thỏm làm mất ăn mất ngủ làm gia tăng khả năng phản vệ mới nên nông nỗi thông qua các những tình huống giả định mà những ám ảnh “nhất thiết có kẻ thù” (chữ của S. Hungtington) cứ sâu sắc mãi lên sự hằn học. Tâm trạng của anh kép hề thường là vậy, hễ nhìn vào đâu cũng thấy người ta cười!

“Biến thể” của ám ảnh lật thuyền mới làm sản sinh ra đám tiểu nhân lười biếng “vô học” chỉ chăm chăm vào mỗi việc lo “tranh thiên chức với trời”. Vì không chịu “an bần” mới thôi “lạc đạo”. Tội bất kính không sinh ra từ đây còn sinh ra từ đâu được! Có thương thì mới phải dùng đến roi vọt, chứ ghét rồi thì chỉ còn là những hình phạt bổ sung…

“Lật thuyền” là một khả năng có thể! Chính vì có thể mà nó chuyên giả định mầm bất hảo vốn tự thâm căn. Chỉ có hay không có triệu chứng… Nên nho giáo mới thường xuyên cảnh báo “bang hữu đạo thứ dân không được luận bàn”, tức thị là tắt đài! Bằng cách này mà Nho giáo mới chế ra danh từ “dân ý” để “ý dân là ý trời”. Có là ý trời thì dân chúng mới có thể được miễn trừ cho chính mình khỏi việc tuân thủ đối với những luật mà họ được ông trời bảo hộ. Nhưng vì không thể có quyền lực nhiều hơn quyền lực vốn có nên mới không ai lại có thể chuyển giao cho người khác nhiều hơn quyền lực mà bản thân anh ta có. Mới gọi dụng ý là vậy! Dụng ý là một cách để giả định rằng Nho giáo xiển dương việc nêu gương cẩn thận để “khuyến khích hành động của thiên hạ” nhưng cũng chỉ về phương diện câu từ: “Xử lý chuyện của cải cần chỉnh sửa lời nói cho đúng, cấm dân làm bậy, đó gọi là nghĩa” (Dịch, Hệ từ hạ, 1)

Trong Chu Dịch, tượng quẻ “nước” trong “Thiên Thủy tụng”: “Ăn uống (ý nói sự phân chia lợi lộc) thì phải kiện tụng, cho nên tiếp đến quẻ Tụng” (Trình Di) để nói về hai thể cứng rắn và thâm hiểm. Dưới hiểm trở, trên cứng cáp, không gặp là không thể nhưng hễ gặp thì lại sinh tật. Lại nữa, bên trong (nội quái) hiểm hóc, bên ngoài (ngoại quái) cương cứng là cái cớ để sinh ra kiện tụng! “Trời với nước đi trái nhau, đấng quân tử coi đó mà dấy việc mưu tính lúc đầu [/ mưu thủy: cẩn thận, giao kết, khế khoán] thì kiện tụng mới không bởi đâu mà sinh ra nữa”.

Còn ở tại: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa”. “Không cần đến nữa” không phải “không bởi đâu mà sinh ra”!

“Không bởi đâu mà sinh ra” là về cớ. “Không làm được việc cho dân” là nguyên nhân khiến dân từ bỏ. Nhân quả là quan hệ tương sinh, dân mới lấy sự hài lòng được phục vụ để ngầm đưa ra kết ước. Kết ước thì không vì sự anh cai trị tôi mà vì sự tận tụy phục vụ tôi. Tức là chính phủ không là nhà cai trị mà thông qua các quan chức trở thành người phục vụ. Có phục vụ thì mới có sự thu hồi! Nhân dân sẽ thu hồi tín nhiệm đối với bất cứ thành viên nào của chính phủ mà ủy thác hay trao lại cho người khác xứng đáng với những trông cậy của mình.         

Nếu không quá câu nệ vào thứ hình thức cứng đờ như cách những môn đồ của chủ nghĩa kinh nghiệm thì đâu đến nỗi những ám ảnh quá khứ trở thành những áp lực để rồi thoát ra bằng thứ tâm thức tác loạn: loạn thị, loạn thính, loạn ngôn, loạn động, cứ phải giấu giếm. Nếu chữa bệnh thì phải theo dõi (kiểm soát) nguyên nhân của căn bệnh mới có khả năng diệt trừ bệnh tật đến tận gốc thì tu dưỡng nhân cách chỉ có thể phải theo một đường hướng ngược lại: những điều bê bối, tai tiếng phải được phơi bày ra trước những phán xét của đồng loại như là cách “lập thân”. Có lập thân thì mới tiếp cận được ngôn từ phong cách. “Phong cách” chỉ nói đến nét đặc trưng, ở đây là sự vượt lên những hình thức khác về đặc điểm gì đó, chung quy là tự do, tức là sáng tạo! Mục đích của sáng tạo chính là phơi trần những câu hỏi đã bị các câu trả lời che giấu đi mất. Ví dụ, “Kiện (Tụng), có thật, bị lấp, phải sợ, tốt; theo đuổi đến cùng, xấu”. Mới nên “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” là “cùng dân yên nghỉ”! Minh triết chỉ có thể là người biết dựa được vào những ý tưởng trong sáng của tư duy, sự hài hòa về những xúc cảm thẩm mỹ và sự nhất quán về logic.

Nói học tập Hồ Chí Minh mà hỏi gì cũng phải có chỉ đạo. Mới hỏi, “phong cách Hồ Chí Minh” khơi nguồn từ những cảm hứng chủ đạo trong truyền thống “quyền mưu bản thị dụng trừ gian” để đến với những bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của “cách mệnh Pháp và cách mệnh Mỹ” được “suy rộng ra”, có biết không? Một cách thành thực trong các cảm xúc “tôn giáo nhân dân” (Rut-xô) và đạo làm người, phong cách Hồ Chí Minh là sự thể hiện một cách chân thành đối với “Thần linh pháp quyền”! Đây là cách Hồ Chí Minh vận dụng các hình thức thể hiện tư tưởng “Trong bầu trời này không gì quý bằng nhân dân” để không sa vào chủ nghĩa hình thức. Sự phát huy cao nhất trí tuệ của bản thân cá nhân từ những kinh nghiệm Nho giáo đến nhận thức được về mặt lý luận toàn bộ động lực của lịch sử xã hội Việt Nam mới làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Không phải bỡ ngỡ gì nếu cắt nghĩa cội nguồn của phong cách ấy đi từ những cảm hứng lấy từ triết học Anh thế kỷ 17 với tính cách là hoàn cảnh làm tái hiện tư tưởng thân dân hay văn cảnh ẩn tàng các ngôn từ dân nguyện.  

Triết gia tiêu biểu của triết học Anh có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến phong trào Khai sáng Pháp với những triết gia rất được Hồ Chí Minh ngưỡng mộ như G. Rút-xô, Mông-tec-xki-ơ…, là Giôn Lôc-cơ. Chỉ khi nói mà không đọc những văn phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc, chứ đọc thì đã biết “Chính sách ngu dân” của thực dân Pháp ở nước ta cứ “Vấn đề nào (…) có thể làm cho người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo và xuyên tạc đi (…) người ta cấm học sinh đọc tác phẩm của Huygo, Rutxo và Mongtexkiơ” là vì mục đích cai trị.

Nên trong “Khảo luận thứ hai về chính quyền” G. Lôc-cơ dám cả gan đòi hỏi cho “nhân dân có quyền hành động với tư cách quyền lực tối cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp, hoặc dựng lên một hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn theo hình thức cũ đó nhưng được đặt vào tay những con người mới theo những gì họ cho là tốt đẹp” (243) thì,

“Đó cũng là điều mà Hồ Chí Minh sau này, trong quá trình tiếp thu tinh hoa tư tưởng nhân loại đã nói, và là điều được giới nghiên cứu trong nước đánh giá là một trong những điểm cách mạng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, đó là: Nếu Chính phủ làm hại dân, thì dân có quyền đuổi Chính phủ” (Lê Tuấn Huy).

Tiếc là “điểm cách mạng nhất” đã bị phủ lên nó một tấm màn thần bí khiến cái về thứ hai chỉ còn trần trụi ra nỗi ám ảnh lật thuyền! Sợ hãi trở về với tập quán! Đây là nguyên do của thói tật giấu giếm. Điều tai tiếng một khi không được phơi bày ra trước công luận mới thành ra hai cái thấy và không thấy; là tách rời chúng ra thành hai cái “gói ghém” chúng với nhau, gọi là che lấp mà thành cái “lưu cữu”. Lối phúng dụ của La-phông-ten, “… như quả bóng tuyết càng lăn càng to cuối cùng thành đá”. Thành đá… mới phải vào lò!

Giá như “dân chúng được tập cho thói quen tin tưởng và được khuyến khích giữ niềm tin bởi những người khao khát vươn tới tính cách của các triết gia” thì “sự giới hạn quyền lực của chính phủ đối với các cá nhân không mảy may mất đi tầm quan trọng, khi những người nắm quyền đã phải thường kỳ giải trình trước cộng đồng, tức là trước phe đảng mạnh nhất” (G. S. Miu).

Cũng vì dân chúng không biết sử dụng đến quyền được hiến định, nên “Thần linh pháp quyền” mới không thấm được vào tình cảm đến mức làm chủ thực sự các hành vi. Kẽ hở ở đâu ra, mà nên nỗi không ít các viên chức trong giới cầm quyền đã không hề tự biết mình; để rồi cuộc đấu tranh lại chỉ là “tất cả những người có mặt chống báng tất cả những người có mặt” (Hốp-xơ).

“Nói đi đôi với làm” cũng là phong cách. Nhưng phong cách còn là một cái gì hơn thế, ở tầm phương pháp luận. Phương Đông từng cung cấp một phương pháp logic mà mọi người nếu có niềm tin đều có thể theo được: “Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chính, tâm chính nhi hậu thân tu” (Lễ ký).  “Cách vật” theo nghĩa này phải đâu là “thấu hiểu tới nơi”. “Cách vật” một phong thái đặc trưng cho nếp lập thân lập nghiệp “thân dân” là từ bỏ sự bất chính trong lòng để tất cả đều ngay thẳng.

Lấy sự ngay thẳng mà tu sửa, thì “Khoan thư sức dân” không gì ngoài “Sử dân dĩ thời”. “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra… Nói tóm lại quyền hành và quyền lực đều ở nơi dân” [5. 698]. “Những khi ẩn nấp nơi núi non hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”.

Đây không phải là nếp nghĩ của ông vua, càng không phải là nếp nghĩ của “ông cộng sản” chính thống có dòng chữ đề ngay ở trán! Chỉ có Hồ Chí Minh mới có thể biểu đạt tình cảm cá nhân theo cách đề xuất cho đồng bào mình con đường và phương tiện cải thiện đời sống của họ.