THƯ NGỎ TỚI CÁC ÔNG CHỦ BÚT
Tại một bài viết “Cần bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng Bộ Công thương” mới đây, nhà báo, nhà thơ Hoàng Tám Bùi đã gán cho việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các quan chức chính phủ nói chung, bộ trưởng Công thương nói riêng một tầm quan trọng quá mức. Nếu không nói điều này là phi thực thì cũng dễ rơi vào cạm bẫy “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích tổ chức cá nhân” với những ai đồng tình và đòi cho bằng được quyền tín nhiệm đối với người khác.
Tín nhiệm đối với một người ví
như tình yêu dành cho họ. Vậy nên bất tín nhiệm với một người mới phải coi như
một điều gì ghê gớm nên không ai dám. Thứ tình cảm này không hề kém cạnh nếu
đem so với tình yêu dành cho các đấng mày râu hóm hỉnh lại phong tình của các
quý bà hay các tiểu thư. “Tôi, Gozman Leonid Yakovlevich, yêu cầu các đại biểu
của Quốc hội Liên bang Nga ngay lập tức khởi động quá trình sa thải Tổng thống
Liên bang Nga V. Putin. Tôi hiểu rằng họ sẽ không, mặc dù đó là nhiệm vụ của họ.
Và nhiệm vụ của tôi là đòi hỏi nó.” (nguồn từ Fb Phạm Đức Bảo).
Một xã hội cởi mở với những
tình cảm khoáng đạt thì không thể moi đâu ra những “vấn đề”, “đặc khu” chẳng hạn.
“Đã được x, y cho chủ trương… rồi; Quy hát cũng đã có ý kiến… rồi; thống nhất cả…
rồi; cứ thế mà làm… thôi. Ai không làm thì đứng sang một bên!”. Lấy phiếu tín
nhiệm người làm thì chỉ có “không cao” thì “thấp” mà “không thấp” thì “cao”,
không lấy tín nhiệm thì đương nhiên “không” cũng là tín nhiệm. Thế thì lấy làm
gì?
“Ai không làm thì đứng sang một
bên” thì là người “không theo” tức là “làm trái quy định” vậy thì là “làm phản”.
Thuận là hiệu quả thì phản sẽ phải coi là hậu quả! Cái thuộc về quá khứ là nói
đến sự cảm nhận về một hiện tượng đã xuất hiện. Đây là điều rất khó xác định kết
quả từ một chính sách đã ban hành. Thời gian đặc trưng cho trình tự diễn biến từ
nguyên nhân đến kết quả là hằng số của tính tùy ý. Đứng sang một bên là chết.
Không ai muốn chết!
Mới là cái chết của những “dám
nghĩ, dám làm” theo đúng chức năng nhiệm vụ, nên không ai dám! Đã theo đúng chức
năng nhiệm vụ thì chỉ đạo chỉ có việc đảm bảo những điều kiện cho nguyên nhân
phát triển bình thường! Đành phải dẫn ra một ví dụ này: một lần tôi nghe được
ông Bộ trưởng GTVT (?) “giải trình” đại để, hợp tác kinh tế với TQ là chủ
trương nhưng nhà thầu TQ thì mới có quyền bố trí nhân sự (tiền của họ, họ phải
được quyền “bố trí nhân lực” chứ - tôi nghĩ vậy). Bây giờ mà quy trách nhiệm
cho Bộ trưởng thì Bộ trưởng được chịu những trách nhiệm gì?
Ờ nhỉ, căn cứ vào đâu để
“quy”, chớ!
Mới khiến “trách nhiệm” trong
bài viết “Biết làm sao bây giờ” Giáo sư, nhà giáo Nguyễn Đình Cống chỉ dám nêu
giả định: “Nếu kết luận việc làm là sai thì phải tìm cho được người nào là nhân
vật cao nhất chịu trách nhiệm” (Fb NĐC). Nói vậy là ý Giáo sư muốn ám chỉ là
“mũi dại lái phải chịu đòn”? “Phải chịu” có thể xem là biện pháp chế tài nên thực
tế mới chả bao giờ xảy ra. Vì vậy chỉ nên coi “lái chịu đòn” của nhà giáo, Gs
Nguyễn, là kỳ vọng. Nhưng là kỳ vọng… thái quá vào tự giác cá nhân. Chúng ta
đâu đã trải qua xã hội công dân dân chủ, mà có cá nhân. Có cá nhân đâu mà có
“trách nhiệm cá nhân người đứng đầu”!
Về cái sự thể mà bài báo của
giáo sư đề cập, tôi xin có ý kiến thế này. Cuộc chiến tranh ông Putin, không phải
nước Nga, gây ra ở U-cờ-rai-na thực ra là gây ra với toàn bộ châu Âu. Châu Âu
có bao nhiêu quốc gia là có bấy nhiêu chính phủ. Bấy nhiêu chính phủ đều cảm nhận
thấy điều đó nhưng hoàn toàn bị động khi đối phó với một Putin là kém cỏi quá rồi!
Chính sự kém cỏi này mới làm cho những thủ đoạn của Putin tỏa sáng. Khi chính
phủ Putin hoàn thành đường ống dẫn khí đốt xuyên qua nước Đức thì 600 triệu dân
châu Âu coi như bị “nhốt” làm con tin! Một chính phủ thực tế thì biết cách chấp
thuận một thực tế nếu “tương kế” để “giảm thiểu” sức ép nhiên liệu từ Mạc-tư-khoa,
bằng cách chuyển toàn bộ xế hộp của chính phủ từng bước một sang sử dụng pin
ăc-quy đồng thời với những nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung. Một chính sách như thế
sẽ được coi là lâu dài vì “làm lúc chưa có trị lúc chưa loạn” đủ sức mạnh răn
đe “coi chừng”: Ông thì là ông…cắt! Đằng này thì lại choáng lên với nhưng giấc
mơ: “dream xế hộp” với nước sơn bóng lộn và một nội thất đẹp mê hồn, ngang ngửa
với những chiếc xế của Ngọc Trinh của Cường đô-la của Trường Giang, Trấn Thành
hay của ông hoàng Hoài Linh…
Trong khi hợp tác cùng Chính
phủ Việt Nam khai thác biển Đông chỉ mới thấy Tàu hụ lên cái là bỏ của chạy lấy
người bây giờ thì lại hích nhẹ vào hông: Này, này… anh giúp ta cái!
Putin chưa đóng van đường ống
dẫn dầu như một biện pháp cuối cùng cũng là con bài mặc cả với Châu Âu là còn
may đấy! Tôi nghĩ vậy là bởi một Putin đầy thù hận thì không nên đẩy ông ta vào
cùng đường liều lĩnh. Không sợ kẻ anh hùng thì cũng phải biết “sợ kẻ cố cùng liều
thân”! Có lẽ ông Tập Cận Bình cũng chỉ chờ có vậy để “đáp” lại ông Putin mở hay
không “mở mặt trân phía Đông”, đó thôi!
Điều này tôi chỉ muốn nói trắng
ra rằng chủ trương của mọi chính phủ nào thì cũng chỉ là những chủ trương “cắt
dán”. “Thương dân sao chẳng lập thân” ! Bây giờ thì tôi phải “miễn cưỡng” “múa
rừu qua mắt” Giáo sư thôi, nếu không bị chụp cho “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Tại trang 60, tập 5, Toàn tập
Hồ Chí Minh có đoạn viết này: “Chính phủ Cộng hòa Dân chủ là gì? Là đầy tớ
chung của nhân dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân chủ thì Chính phủ phải
là đầy tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu chính
phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nhưng khi dân dùng đầy tớ làm
việc cho mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình,
phê bình nhưng không phải là chửi”,
Để vậy mới thấy Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng dạy kỹ càng như thế. Nhưng tuyệt đại đa số nhân dân nếu đọc bài
tôi viết, với đoạn trích dẫn đây mới biết, chứ đã có ai “dạy lại” cho họ biết
đâu! Họ đã thiếu sự dạy bảo để tiếp cận tư tưởng này, thành ra mà “Dân nào
Chính phủ ấy” thì Chính phủ cũng phải “lơ” thôi!
Thế thì “dân nào” là dân nào?
Tất nhiên là “dân nào” chưa được học cách cảm nhận quyền lực của chính phủ là
quyền lực của mình cũng như chủ trương của chính phủ là ý nguyện của mình. Nên
mới không biết là “đuổi Chính phủ” là giúp đỡ “ủng hộ” mà giữ lấy chính phủ,
thì mới thực hiện được việc rút lại tín nhiệm với ai, thành viên chính phủ
không còn xứng đáng với trách nhiệm mà mình ủy thác để chuyển giao vào tay người
nào khác theo những gì mình cho là tốt đẹp! Thế còn Chính phủ thì làm gì. Thì
còn việc gì nữa mà làm ngoài những điều Hồ Chủ tịch căn dặn! Một chủ trương mà
không được xây dựng dựa trê cái nền tảng căn bản này, cứ giả sử là như thế đi,
thì chả là “cắt dán” thì còn là gì?
Vì là cắt dán cho nên tại các
cuộc chất vấn các thành viên của Chính phủ, hễ ý kiến trả lời chất vấn được
nhân dân chú ý, tức phù hợp với trình độ dân trí còn thấp, thì lại phải “hơi
dài”, mà dài đến mức vượt quá… một phút, là bị “tuýt còi”. Tuýt ngay, tuýt liền!
Trong khi đó, Quốc hội 14 bỏ ra gần một buổi nghe ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình
mô tả chuyện Hồ Duy Hải “sờ soạng” rồi “đập đầu” rồi “cắt cổ” hai nữ nhân viên
Bưu điện Cầu Voi, rồi rửa dao, rồi “đồng bộ hóa” dao thớt… thì chả thấy một tiếng ai… dám cả gan “phê
bình rút kinh nghiệm”.
Không dám phê bình không phải
vì không có chức năng phán xét xã hội trước đối tượng có trách nhiệm pháp lý.
Mà mà là vì họ không có niềm tin công lý vào lá phiếu tín nhiệm “thấp cao”, mà
có thể vì nó phải “đứng sang một bên”. Ông Lưu Bình Nhưỡng lại chả “đứng sang một
bên” khi ông Nguyễn Hòa Bình trúng cử đại biểu Quốc hội tại khu vực bầu cử thuộc
tỉnh Bắc Giang, theo tinh thần chỉ đạo!
Như vậy phê bình là phê bình sự
chỉ đạo! Mà tính bao hàm lẫn nhau của chỉ đạo được đặc tả bằng những đường tròn
đồng tâm là không hề xác định. Cho nên chờ có chỉ đạo thì bao lâu cũng chờ. Thì
hiện tại là “thì chờ có chỉ đạo”!
Chỉ có sự sốt sắng của đội ngũ
biên tập viên ăn lương từ Chính phủ, là không chờ! Nhưng sự sốt sắng này cũng
thể dao hai lưỡi! Bởi cái công nghệ cắt dán không đòi hỏi sự kiên nhẫn. Ví dụ
đây, báo Tiền Phong “on-lai” ngày 10/03/2022 giật tít: “Tổng Bí thư chủ
trì cuộc họp các lãnh đạo chủ chốt”… không tại phòng họp (x)!
Phòng làm việc của Tổng bí thư
và phòng họp của một tổ chức chính trị không đồng nhất được về chức năng bởi
tính cá nhân và tổ chức. Nhất là vấn đề về an ninh tư tưởng. Nói đến cuộc họp
người ta nghĩ ngay đến vấn đề tự do tư tưởng, sự thống nhất tư tưởng dựa trên sự
phát triển ý tưởng chỉ có được trong tranh luận mà “phòng họp” mới thể hiện được
tất cả các yêu cầu về tính tôn nghiêm, tính dân chủ, bình đẳng, trách nhiệm tập
thể… trong thảo luận mà việc chỉ dẫn thì không màng đến. Rõ ràng những tấm hình
chỉ vẽ được nên một khung cảnh thanh bình đạm bạc. Đó là sự quây quần quanh một
người cha hoặc người ông. Nếu có chăng thì cũng chỉ đến mức nào: “Đất này, bố
(hay ông) cho chị mày để nó đem về nhà chồng, đứa nào không thuận thì đứng sang
một bên, mà không thì ra khỏi nhà này, còn lấy đường cho nó”!
“Dạy học on-lai”? Một lần tôi
đến một ông thầy cho chữ đang hướng dẫn các nghiên cứu sinh mà bàn làm việc cá
nhân thì ngồn ngộn những sách. Cao hứng, ông thầy độc thoại liên hồi, quên cả
có tôi đang làm khách với hai chiếc phích đầy nước, hết veo. Ngày xưa thầy Cao
Bá Quát dạy học, không biết có dừng tay uống nước hay không, nên đành tiu nghỉu
tôi về.
Thưa ông nhà báo, ông nhà
giáo! Người Mỹ có câu “Không thể tranh cãi với sự thành công”. Cứ coi như “Quốc
bang hữu đạo chúng dân không được luận bàn”. Một giấc mơ thiên hạ thuận hòa!
---------------------
x.https://tienphong.vn/tong-bi-thu-chu-tri-cuoc-hop-cac-lanh-dao-chu-chot-post1422213.tpo