Ý nghĩa của một chế độ chỉ mỗi sự nó có lợi cho ai về cái gì, ý nghĩa của một chủ trương chính sách mới là ở chỗ nó làm sản sinh ra những hành vi hay phẩm cách nào. Thành ra mà giả định là nỗi ác cảm pháp luật không phải ở tính hà khắc của nó; cũng không ở cái vẻ ngoài “nếu chúng ta sai chúng ta xin lỗi dân, nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Là bởi “chúng ta” là tập họp gồm
những ai, người có thiện cảm với pháp luật (chỉ người có thiện cảm với cái gì)
thì mới phải có trách nhiệm với nó, để từ đó mà chỉ ra ai “phải chịu trách nhiệm”
trước pháp luật mới là người không có thiện cảm gì với pháp luật. Chứng tỏ, nỗi
ác cảm với pháp luật mới là tình cảm tự nhiên con người, gắn liền với khi ra đời
của pháp luật. Ý thức pháp luật trong khi chặn mọi khả năng phát triển lên của
tâm lý pháp luật thì nó là cái thường xuyên duy trì củng cố tâm lý pháp quyền
do đó mà nỗi ác cảm với pháp luật trở nên đặc trưng cho đời sống tinh thần ở cấp
độ trực tiếp đời thường. Nó gần gụi với tồn tại như là thứ diện mạo nham nhở của
cơ cấu kinh tế qua sự thể hiện những lợi ích trực tiếp mà thông tin đầy đủ cho
những mức độ chín muồi của những quan hệ thống trị. Khiến lý luận pháp quyền mà
không biểu hiện được những lợi ích xã hội trực tiếp thì tự nó chỉ làm nhục nó
mà thôi.
Nếu pháp luật là ý chí của
nhân dân được đề lên thành luật lệ thì các cá nhân các chính phủ phải chịu đựng
sự áp chế của nó để được vui vẻ mà cùng nhau phục vụ như các thần báo thù tại
phiên xét xử Orest về tội giết mẹ thì đúng là chỉ có trong thần thoại. Còn như
mà nỗi ác cảm với luật pháp hiện hành gia tăng trong giới cầm quyền biểu hiện qua
lối hành xử không cần luật pháp thì cứ phải giả định là luật pháp đã không có
được sự tự tôn đáng kính. Chỉ duy nhất một cách mà cơ quan lập pháp tức Hội đồng
Tối thượng không thể không làm là thiết lập được hệ thống các chể tài. Bởi lẽ,
một ý chí tập thể có đúng đắn đến mức nào thì cũng không bao giờ đủ làm bảo chứng
cho tất cả các phán đoán nhằm đưa đến mỗi hành vi không có sai lầm!
Một trong những tiền giả định
cơ bản của luật học thì đương nhiên là các phép xác định bằng ngôn từ mà về cơ
bản dành để nói về các trải nghiệm thường ngày. Nhưng ngôn ngữ pháp luật thì phải
biểu đạt một cách rõ ràng về kết quả dự kiến. Để kết quả dự kiến có thể thực hiện
hay được thực thi thì ngôn từ pháp lý lại không bao giờ truyền tải đến hết những
gì sẽ xảy đến. Nhưng tất cả các hoạt động xã hội đi vào trật tự, khi ngôn ngữ
pháp quyền vẫn là tiền giả định cho tất cả các hành vi là ở tính chế tài. Bởi lẽ
nếu muốn nói về một điều gì đó về tự do – mà luật pháp thì còn làm gì khác, thì
chỉ bằng cách này hay khác chuyển từ ngôn ngữ luật pháp thành ngôn ngữ đời thường,
bởi một khi đã đi theo hiến pháp thì mọi việc chỉ theo đó mà phân xử thôi.
Trách nhiệm giải trình trước Hội đồng lập pháp mới làm phát lộ thứ đạo lý: cái
anh muốn thì muốn cho người, cái anh không muốn thì đừng làm cho người. Đấy mới
là nguyên tắc luật pháp áp dụng vào“mỗi người vì mọi người mọi người vì mỗi người”.
Không ai làm gì mà lại không mong muốn hưởng lợi vì cái phải lo tránh trước là
các tai vạ đang rình rập. Việc coi thường tâm lý pháp quyền là giành cho lý trí
luật pháp tầm quan trọng quá mức. Cái “quá mức” là cái “mầm loạn”, loạn danh sẽ
làm cho danh bất chính khiến ngôn không thuận khi hành sự mới không ra tấm ra
miếng! Đó là hệ lụy của một thứ ảo tưởng về một tinh thần phổ biến làm cơ sở
cho tính tự giác như nhau trong thi hành pháp luật mà thực chất chỉ là chiếm dụng
cá nhân quyền phát ngôn trong mọi hoạt động giải thích luật pháp. Hoạt động tố
tụng dẫu có nhiều sai sót thế nào thì bản chất của vụ án “giết người” không
thay đổi sang tội “sát nhân” bởi “pháp luật là tao”! Khi đó nó chỉ còn cách thả
nổi cho những tâm lý pháp quyền, tình cảm pháp luật sẽ lấn dần, át hết lý trí
luật pháp. Làm gì mà có một cuộc thảo luận có tính học thuật trong một nền tư
pháp mà Hiến pháp cũng là một văn kiện quan trọng nhưng hạng hai!
Trong một quốc gia, guồng máy
cai trị mà biết vận hành theo pháp luật, tức hoạt động theo nguyên tắc phổ biến,
một cách tự nhiên nó được cấp cho tiêu chuẩn khách quan về đúng, sai. Các thang
độ đúng sai sẽ tự biểu hiện qua việc khơi gợi đến mức nào các phản ứng thích hợp
của con người, nhất là ở người dân, như một thứ “phong vũ biểu” có tính biểu
trưng cho những cảm xúc xã hội qua việc thưởng phạt, khi đó các quan chức nhà
nước mới “không làm gì mà không gì không làm”. Ra sắc lệnh mà người ta không
làm thì phải chọn cách không ra lệnh mà người ta vẫn làm, bởi cái tốt và đúng với
trật tự tự nhiên là do bản chất của sự vật mà không đợi khi có những quy ước được
xã hội đặt ra. Pháp luật đặt ra chỉ là để ngăn cấm điều bạo ngược, không ngăn cấm
được điều bạo ngược thì “luật pháp càng tăng, trộm cắp càng lắm” là điều hàm ẩn
tiền giả định ngữ dụng.
Các quan chức chính phủ thì
còn làm gì nếu không phải là dành trọn thời gian cho việc thực thi pháp luật.
Không như vậy thì có bao giờ mới có được mối tương quan không thuận nghịch giữa
hiệu lực pháp luật với chất lượng công vụ qua các mức độ dân chúng cảm thụ sự
hài lòng. Lúc đó xã hội mới chỉ còn “hoặc là… hoặc là…” trong đó là bọn tội phạm
bị cô lập, đúng chất lượng có “số má” là đối tượng của pháp luật. Tương ứng với
tình hình này là sự biến mất khỏi đời sống ngôn ngữ đời thường những ngôn từ “vừa
là… vừa là…” bởi sự dung túng của những khái niệm pháp luật mất quyền kiểm
soát. Lúc này thì pháp luật mới không thể không đem dùng bởi bản chất của pháp
luật chỉ hiện ra khi tự nó cảm thụ được nhưng xung đột lợi ích, trong khi chức
năng cơ bản của pháp luật tìm kiếm sự ủng hộ từ dân chúng chỉ qua việc chỉ dẫn
cho dân chúng thấy những kẻ đang xâm hại mình.
Chỉ những “bị hại” hay người
thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị xâm hại mới mong muốn những phiên tòa “đúng
người đúng tội”. Cho nên các vị phán quan chỉ khi phải chịu sự chất vấn của dư
luận mới không biến “đúng người đúng tội” thành lưỡi sắc trong khi bản thân các
anh chỉ là những chuôi dao!
Thứ ý ngầm ẩn trong hiển ngôn
tăng cường pháp luật, che đậy được sự bê trễ pháp luật! Bê trễ pháp luật liệu
còn có nghĩa nào khác với pháp luật không được đem dùng? Pháp luật không được
dùng đến chỉ là thứ pháp luật bất minh, thứ pháp luật để dùng cho việc giả định
kẻ cầm quyền bị coi là nhất thiết phải ở vị trí đối kháng với ai mà họ cai tri.
Nên phải coi sự phản kháng lại quyền lực cai trị là hành vi hợp pháp. Chỉ khi
nào không có sự đánh lận con đen giữa những hành vi phản kháng lại với những
hành vi bạo lực lật đổ có tổ chức mới có được sự bình tĩnh nhìn nhận ra được điều
“Nếu Chính phủ làm hại dân, dân có quyền đuổi chính phủ” là “điển phạm” của
cách mạng mang tính nhân dân!
Thiết nghĩ, sẽ là thừa thãi với
các nhà luật học nếu mà lại đi nói rằng một câu điều kiện là sai khi và chỉ khi
tiền kiện là đúng và hậu kiện là sai để tránh phải nói ngay, hãy có ngay những
biện pháp chế tài cho đội ngũ những nô bộc làm việc cho dân mà không chịu trách
nhiệm về những hậu quả xã hội do công vụ của họ dẫn đến. Pháp lý nào cho phép để
xảy ra những bê bối ở Đồng Tâm nếu công việc quản trị thì chỉ là “làm lúc chưa
có trị lúc chưa loạn”. Vậy là thấy ngay, thành tích của một công vụ bao giờ
cũng là vốn dĩ vì luật pháp không bảo hộ cho sự thành công của các hoạt động
công vụ thì để làm gì? Nhưng luật pháp lại không có bản lĩnh để biện minh cho
những hậu quả xã hội mà “vinh quang phải được đối xử bằng tang lễ” (Tuân tử).
“Bác không gọi trận đánh chết nhiều người là trận đánh đẹp” (VP) vậy thì cái hậu
họa lâu dài là cuộc đại chấn thương tâm lý cộng đồng kia mới là cái đáng phải
ngăn chặn từ đầu.
Cả hai phiên xét xử vụ án Đồng
Tâm của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mới là dầu đổ vào ngọn lửa Đồng Tâm!