Còn gì nữa mà không phải là “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” là suy nghĩ và hành động vì công lý! Thế nên việc biện ra các trò mánh lới nong cho kỳ ra kẽ hở của pháp luật…, còn như không theo cách lạng lách mà lại nại ra các lý lẽ giả định hòng giũ bỏ trách nhiệm đạo đức cũng chỉ là thứ chiêu trò súc sắc của tự do! Luật pháp khi còn chưa được thấm được vào tình cảm và đạt đến mức làm chủ thực sự các hành vi thì ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập cá nhân vẫn chỉ là chỗ náu thân của quyền lực. Có thế thì cái nguyên tắc thụ hưởng trong chủ nghĩa xã hội, ông K. Marx mới chỉ đặt ra là “cái quyền ngang nhau cũng vẫn là cái quyền tư sản” [19, 34].
Vì không có khả năng tự làm thành ngữ đoạn
nên “cũng” phải bằng cách nào đó để tác động đến được với các phụ từ. Và do tác
động đến được phụ từ mà “… cũng như lòng sung” mới biểu thị thuật đồng nhất cụ
thể và thể hiện ra hành vi đánh giá thang độ tương đồng giữa một cái đơn nhất
này với một điều duy nhất khác. Với những tư liệu mang tính cảm xúc, chỉ một
thoáng choáng ngợp cũng đủ khiến con người ta thể tất hết các nhiệm vụ đánh giá
logic mà một khả năng đoán định chính xác thì chỉ có thể phải dựa vào “cũng” để
một đối tượng có nội dung đầy đủ được phát lộ ra. Có vậy thì việc sử dụng ngôn
ngữ, sử dụng ngôn từ, con người mới phải lưu ý kỹ lắm đến cái được gọi; sử dụng
một phán đoán càng phải tính đến hiệu quả thực tế, đến đối tượng quy chiếu.
Tính hiệu lực hay hiện thực đã không chấp nhận lối lấp lửng mơ hồ thì kiểu cách
“ăn nói dở chừng” chỉ là tạo cách đưa ra những cấm kỵ để mình không theo mà cái
xấu xa khỏi bị kháng cự. Vì vậy mà, về hình thức, câu có “cũng” nên xem xét từ
góc độ câu giả định, phi thực.
Nếu “vắng cô mà chợ bỏ không” thì chả ai
nói ra mà để làm gì. Còn như nó lại ấn định “vắng cô” cũng như thể “có cô” tức
thị là nó ngầm chỉnh sửa đến một định kiến nào đó. Việc hạn định lại một ngữ cảnh
cụ thể là cách nó tạo ra biến số ngôn ngữ học, mà chiến thuật “hoãn” sẽ khiến một
sự thể ngoại lệ thách thức đến những định kiến có sẵn... Có vậy thì mới hiểu hết
ý nghĩa của câu “Nếu Đảng sai thì nhân dân phải phản đối để kỷ luật anh làm hỏng”...
Chứ còn như vị “thánh phán” tìm đến cặp kết từ nếu/ thì, cốt là để thêm được
vào mệnh đề thứ nhất: “Nếu chúng ta sai thì chúng ta xin lỗi dân” một mệnh đề
thứ hai “Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” cốt suy luận
logic ra từ mệnh đề này, chứ không phải từ mệnh đề thứ nhất… có lẽ đã tránh trước
một thảm họa như đã xảy ra.
Nhưng ở đây thì chúng ta lại không đang
nói đến kết luận “Chúng ta hiện đang đối diện với lỗi ấy” theo logic khẳng định
từ, lấy làm tiền đề: “Nếu chúng ta sai chúng ta xin lỗi” để chặn lại một thảm họa
xảy đến với dân chúng Đồng Tâm. Nhiệm vụ diễn giải luận ba đoạn điều kiện “có
cô thì chợ cũng đông/ vắng cô chợ chẳng bỏ không phiên nào” là ở sự đồng nhất cụ
thể cái sự thể khẳng định và phủ định trong một mệnh đề tuyển. Một phép tuyển
là sai khi và chỉ khi cả hai mệnh đề cấu thành nó cùng sai! Nên để cho chắc chắn
“có cô và vắng cô” cùng chân thực chúng phải dường như đồng nhất được với nhau
trong hạng từ làm vị ngữ ở một phép hội: “Có không có cũng đều như thế cả (!)”.
Thoạt nghe thì như là cái thái độ bất cần chợt lóe lên bởi nỗi ám ảnh cảm xúc
cưỡng đoạt: “vắng trăng thì đã có sao”!
Dẫu có sao, như “chim sáo xổ lồng”, mà
“cô đi lấy chồng” thì “chợ phiên” vẫn đều đều “đến hẹn” lại nhóm! Thì lịch sử
đã làm gì hơn khi cứ diễn ra theo cái cung cách “vắng giàn thiên lý…” (!), “Nếu
như không có Napoleon thì người khác sẽ đóng vai trò của ông ta” [39. 270]. Có
khi vậy mà lại tốt, nếu lại là không xảy ra cuộc hôn nhân ở cấp triều đình với
con gái Hoàng đế nước Áo, khiến nỗi Cách mạng Pháp đã phải “quá tam ba lần”!
Cho nên để hiểu được một câu nói ngoài việc dựa vào ngữ cảnh lập ngôn, còn phải
viện đến cả kho kinh nghiệm loài nữa.
Bởi vậy mà điều khác biệt giữa một nhận
định uy lực tạo nên từ toàn bộ mệnh đề điều kiện “Nếu chúng ta sai thì chúng ta
xin lỗi” với một nhận định vi phạm tiền giả định tồn tại “vắng cô chợ cũng” được
tạo nên từ các hạng từ không phù hợp với khung lý luận của logic cổ điển, là ở
tính hiệu lực thực tế. Hiệu lực thực tế mới gợi ra giả định về sự độc lập gánh
chịu trách nhiệm pháp lý được chỉ định đối với người có khả năng tự do lựa chọn
cách xử sự trong đó “chủ thể nhân danh quyền lực nhà nước luôn có quyền đơn
phương đưa ra các quyết định quản lý mà bên kia có nghĩa vụ bắt buộc phải chấp
hành các quyết định đơn phương đó” [ĐHKTQD. Gt. PLĐC. 5. 3]
Việc tạo ra hàm ngôn có hướng đến đối tượng
quy chiếu theo cách giả định, thay vì “cũng” để biểu thị tính đồng nhất trạng
thái, tính chất, ngầm ẩn ý phủ định
khẳng định một nhận thức trước đó là cách tránh để lại những vùng xám.
Thay vì nói “không sai”, trong ngụy biện phủ định tiền kiện: “nếu sai thì xin lỗi”
đã khiến những chất liệu được sử dụng gắn liền với cá nhân dễ dàng bị lược bỏ
khỏi các nhiệm vụ logic. Lúc này thì “chúng ta sai chúng ta nhận lỗi” đã thành
biến thể của câu điều kiện nền “nếu và chỉ nếu”: “có lỗi khi và chỉ khi sai”! Đến
đây thì câu giả định được diễn giải dưới hình thái ngầm ẩn của câu điều kiện
kép, “nếu chúng ta sai chúng ta có lỗi mà nếu không có lỗi thì nghĩa là bên
kia…, chứ không phải chúng ta”.
Bình thường thì làm gì mà phải thốt lên
“nếu chúng ta sai” khi không bị những ám ảnh cưỡng bức? Cái hiện tượng thiên
văn học “bóng của các vật thu gọn lại khi và chỉ khi mặt trời dần ở đỉnh đầu” lại
mới làm “vỡ” ra “nếu bóng của các vật không phải là ngắn nhất…”. Xu hướng quy về
chỉnh thể, về cái chung, là cách mà “chúng ta”, như Karl Marx nói: “…tất cả những
thành viên của xã hội tư sản, buộc phải tổ chức lại thành “chúng ta”, thành một
pháp nhân, thành nhà nước để đảm bảo lợi ích chung của họ và cũng do có sự phân
công lao động mà ủy nhiệm cho một số ít người quyền lực tập thể của họ đã có được
bằng cách đó…” [3. 517]. Chỉ là, sự phát triển kinh tế, mới khiến được những
nhóm thiểu số trong một giai đoạn lịch sử nhất định giành được khả năng thống
trị xã hội, và cũng do tính quy định khách quan ấy mà khối đông đảo quần chúng dù muốn hay không đều
phải tham dự vào các cuộc cách mạng do các nhóm thiểu số ấy lãnh đạo (x. 22.
757). Do vậy mà trong bản thân nhà nước của các nhóm thiểu số sẽ phải phân chia
thành những đảng phái, những phe nhóm đối lập và tác động đến kinh tế theo những
xu hướng khác nhau (x. 37. 675,76)… lại phải tựa hồ như… không có khác nhau!
Chìa khóa cho việc vén lên “điều bí ẩn của lịch sử” - “ diễn ra theo cách mà kết
quả cuối cùng luôn thu được từ những xung đột của nhiều ý chí riêng biệt, hơn nữa
mỗi ý chí trong số đó trở thành cái như nó hiện có lại chính nhờ rất nhiều những
điều kiện sống đặc biệt. Như vậy, có một số vô tận những lực giao nhau, một
nhóm vô tận những hình bình hành, và vì sự đan chéo này mà xuất hiện một hợp lực
– sự kiện lịch sử” [37. 641]. Điều này đến lượt nó là sự gợi đến cái giả định
phải có một lịch sử lâu dài trước đó: nhà nước nào thì rồi cũng chỉ là “xét đến
cùng, chỉ là thiết chế tạm thời mà người ta phải dùng đến trong đấu tranh,
trong cách mạng, để đàn áp kẻ thù của mình bằng bạo lực”. “Chừng nào giai cấp
vô sản còn cần đến nhà nước thì như thế tuyệt nhiên không phải là vì tự do mà
là để trấn áp kẻ địch của mình, và ngày nào có thể nói đến tự do thì nhà nước sẽ
không còn là nhà nước nữa” [19. 10; 15].
Việc bảo vệ quyền sở hữu là của phe nhóm
trong nhà nước vì vậy mà những điều kiện vật chất thường là không thấy được, bị
che giấu, của quyền sở hữu ấy, dường như chỉ biểu hiện dưới hình thức mâu thuẫn
với ảo tưởng pháp lý, - “ảo tưởng quy quyền vào độc một mình ý chí” mà cá nhân
có tính chất phe nhóm qua việc chiếm hữu những cổ phần (: cổ phần bất động sản,
giao thông vận tải, y tế thậm chí cả là giáo dục…); chừng nào còn mang trong
mình cái tôi của Hội đồng quản trị. Sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước dường như
vẻn vẹn chỉ còn trong cái hình thức cổ đông mà nếu nhà nước không độc đoán “thu
hồi” của một cá nhân nào, cái mà cá nhân đó nhận được từ nhà nước thì điều đó
chẳng qua chỉ là vì nhà nước không nỡ lại đi tự tước đoạt chính mình! Không lẽ
chống tham nhũng để rồi ta lại đánh ta! Đơn giản chỉ là “việc thủ tiêu chế độ
tư hữu về mặt chính trị không những không xóa bỏ chế độ tư hữu mà thậm chí còn
giả định chế độ tư hữu nữa”[1. 534]!
Giả định chế độ tư hữu là cách thỏa mãn
yêu cầu của việc khảo sát quá trình xóa bỏ tư hữu trong những biểu hiện giản
đơn, dễ thấy nhất thông qua quan hệ phân phối,- quan hệ biểu hiện sự khác nhau
về sở hữu bằng sự khác nhau về phương thức hưởng thụ và quy mô thu nhập sản phẩm;
để từ đây mà rút ra tính tất yếu của xung đột xã hội trong chủ nghĩa tư bản
cũng như tính tất yếu của đổi mới xã hội một cách tích cực. Nếu chế độ công sản
về ruộng đất do chế độ thị tộc để lại, lại sinh ra được từ chính bản thân nó một
cái gì khác ngoài sự tan rã của chính nó thì cái đó ắt là sự phân chia sở hữu
ruộng đất thành sở hữu tư nhân, mà quá trình phát triển của chế độ này, lúc đầu
là xóa bỏ độc quyền nhưng rồi lại trở về độc quyền dưới hình thức phổ biến.
“Xóa bỏ lần thứ nhất sự độc quyền, bao giờ cũng có nghĩa là làm cho độc quyền
có tính chất phổ biến, là mở rộng phạm vi tồn tại của nó”, “đồng thời nó cũng
khôi phục lại quan hệ tình cảm của con người đối với ruộng đất”, nhưng dưới
hình thức “chế độ nông nô, chế độ địa chủ quý tộc và sự thần bí vô lý về quyền
sở hữu” (x 42. 122).
Độc quyền là cái hình thái lũng đoạn của
(từ nguyên là độc quyền tư tưởng, là biểu hiện) các quan hệ vật chất, quan hệ
kinh tế thống trị. Một quan hệ kinh tế thống trị là quan hệ kinh tế nhất thiết
phải được giai cấp thống trị biểu hiện lợi ích của nó thành lợi ích phổ biến,
do đó mà tư tưởng phản ánh lợi ích ấy nhất thiết được biểu hiện thành tư tưởng
độc nhất, phổ biến. Điều này khiến “tư tưởng duy nhất hợp lý có giá trị phổ biến”
chỉ phổ biến trong chừng mức chưa xảy ra xung đột gay gắt về lợi ích giữa các
cá nhân mà cụ thể ở đây là giữa các cá nhân tư hữu và cá nhân không sở hữu. Mới
chẳng bao giờ có sự thống nhất về chính trị tinh thần khi những hình thức sản
xuất tinh thần cụ thể còn biết cách phụ thuộc vào những hình thức cụ thể của sản
xuất vật chất. Chẳng hạn, cách giải thích của K. Marx – F. Engels về luật pháp,
tư pháp trong quan hệ chặt chẽ với sở hữu tư nhân: “tư pháp phát triển đồng thời
với sở hữu tư nhân, từ quá trình tan rã của hình thức cộng đồng”. Giải thích rõ
hơn điều này các ông cho rằng sở dĩ người tư hữu có quyền, “quyền lạm dụng đối
với miếng đất” (đất đồng Sênh đấy, chẳng hạn) không phải vì anh ta sở hữu, tức
là có quyền lực pháp lý đối với đất đó, mà là vì anh ta có thể chiếm hữu, chi
phối nó trong hiện thực, cũng có nghĩa là cái quyền về mặt pháp lý có cơ sở là
quyền trong thực tế, tức quyền trong kinh tế (x. 3. 91, 92).
Thực tế thì chưa ở đâu và bao giờ chế độ
cộng sản về ruộng đất, do chế độ thị tộc để lại, lại sinh ra được từ chính bản
thân nó một cái gì khác ngoài sự tan rã của chính nó. Nếu một gánh hàng xén mà
có thể thực hiện phương thức bán hàng như ở tại Coop.mart thì chế độ cộng sản về
ruộng đất làm cách nào “… mà tiếp thu được những lực lượng sản xuất khổng lồ của
xã hội tư bản chủ nghĩa trước khi bản thân xã hội tư bản hoàn thành được cuộc
cách mạng đó? Làm thế nào mà công xã (…)
biết cách tiến hành đại công nghiệp theo những nguyên tắc xã hội, khi nó đã
quên mất cách canh tác chung ruộng đất của mình”. “Không thể nào một giai đoạn
phát triển kinh tế thấp hơn lại sẽ giải quyết những nhiệm vụ và những xung đột
chỉ nảy sinh và chỉ có thể nảy sinh trong một giai đoạn phát triển cao hơn nhiều”,
“và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà Tây Âu
chúng ta phải trải qua” [22. 630-632; 638].
Thành ra việc “vượt qua khe núi Capdia”
là phải tuân thủ các điều kiện như các điều kiện trong tam đoạn luận “nếu/
thì”. Nếu giai cấp vô sản chiến thắng giai cấp tư sản và thông qua xóa bỏ mọi sự
khác biệt về giai cấp để xây dựng, tổ chức xã hội mới thì không những cần phải
có giai cấp vô sản, giai cấp có thể thực hiện được sự biến đổi đó, mà còn cần
phải có giai cấp tư sản có khả năng làm cho lực lượng sản xuất phát triển tới mức
có thể xóa bỏ được những khác biệt về giai cấp. “Giai cấp tư sản, về mặt này,
cũng là một điều kiện có trước, cần thiết của cách mạng xã hội chủ nghĩa như bản
thân giai cấp vô sản. Vì thế, kẻ nào có thể khẳng định rằng ở một nước tuy
không có giai cấp vô sản, nhưng trái lại cũng không có giai cấp tư sản, thì
càng dễ tiến hành cuộc cách mạng ấy, - kẻ ấy chỉ chứng tỏ rằng còn phải học
sách vỡ lòng về chủ nghĩa xã hội” [18. 752].
Có thế mới thấy một sự khẳng định hay phủ
nhận gì thì bao giờ cũng là sự biểu hiện kết quả quan sát tại một thời điểm, mà
cảm xúc chủ quan chỉ là sự biểu lộ thái độ đánh giá xác suất xác nhận cái sự thể
“hiện đang tồn tại” là cực kỳ thấp. Thì tập quán trong ca dao ta chẳng đã khẳng
định sự “thiếu vắng” của cái gì đó để phủ nhận chính sự “hiện hữu” của cái gì
đó ấy, đấy thôi! Tại sao Karl Marx lại không nói “cái quyền ngang nhau” trong
hưởng thụ sản phẩm sản xuất là một thứ gì đó hết sức mơ hồ, phi thực mà chỉ định
luôn “cũng vẫn là cái quyền tư sản” (?!).
Việc chuyển nghĩa phủ định sang câu khẳng
định là cách xử lý thông tin nhằm cấu thành nên một tập họp đối lập, mà sự cấu
thành nên tập họp ấy, tập họp “quyền tư sản”, đã làm thay đổi ấn tượng có sẵn
qua đó gián tiếp chỉ ra con đường hiệu lực giải phóng lao động, giải phóng con
người. Cuộc “di biến động dân cư” mới đây, rõ ràng là không để nói ra những điều
không có gì là không thể, mà là để chỉ ra thang độ “sự ngang bằng của tiền công
là mục đích của cách mạng xã hội phạm những sai lầm gì?” [42. 82].
Khi “lao động chỉ biểu hiện dưới hình thức
hoạt động nhằm có được tiền công” [42. 82] thì khi ấy lao động chỉ còn là một
trình tự chuỗi thời gian lao động. Sự bần cùng của người lao động cứ thế mà diễn
từ sự vật lộn đến kiệt sức vì sự tồn tại thân xác, vì miếng ăn, “đỏ lò thì no tắt
lò thì đói”, đã làm mất đi ý nghĩa sáng tạo, mất đi sự tự do lựa chọn vốn dĩ của
con người. Người công nhân rút chạy khỏi các khu công nghiệp ngay cả khi anh ta
còn có “cũng” như không còn có khả năng tạo ra sự giàu có bằng lao động của
mình. Thì những gã “nhà quê” kia mang được gì, khi về lại quê nhà, - nơi anh ta
vốn tiềm ẩn mọi khả năng tạo ra sự giàu có!
Sự đánh đồng mà không phân biệt với thuật
đồng nhất cụ thể giữa thu nhập của lao động với quyền ngang nhau của mọi thành
viên là ở lẽ tất nhiên của sự nhất quyết bao gồm “những kẻ không lao động”;
(song) việc loại bỏ “không lao động” ra khỏi “lao động” thì lại bao hàm sự giả
định làm “hưng” nó. Vậy là mà có tiền giả định về sự tồn tại của những kẻ không
lao động nhưng được hưởng, do đó, mà là sự thừa nhận có kẻ không được hưởng mà
phải lao động, - thứ lao động “tiền công bị cắt xén”! Đây là sự khác biệt cố hữu
trong đời sống xã hội mà giai cấp vô sản chiến thắng giai cấp tư sản và thông
qua xóa bỏ mọi sự khác biệt về giai cấp để xây dựng, tổ chức xã hội mới, mới làm
đầy đủ được nội hàm cách mạng xã hội.
Chừng nào “lao động chỉ hiện diện dưới
hình thức hoạt động nhằm có được tiền công” [42, 81], mà thực chất chỉ là “thu
nhập tăng thêm” thì lao động là biểu hiện của tình trạng người lao động chỉ biết
mỗi một thứ lợi ích vật chất thiết yếu, tức lệ thuộc vào lao động nô dịch. Sự
thực hiện hành vi bạo lực đã tự giả định đến tình hình người đi nô dịch phải có
sẵn những tư liệu lao động do sản xuất tạo ra. Cái chủ nghĩa xã hội “ra đời từ
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và cùng với nó là sự đối lập giữa giai cấp
tư sản và giai cấp vô sản còn rất ít phát triển”, “giai cấp vô sản chỉ vừa mới
tách ra khỏi khối quần chúng tay trắng nói chung để trở thành mầm mống của một
giai cấp đang phát sinh, hoàn toàn chưa có một hành động chính trị độc lập được,
thì chỉ biểu hiện ra là một tầng lớp đau khổ và bị áp bức, một tầng lớp vì
không có khả năng tự lực cánh sinh nên nhiều lắm chỉ có thể nhờ vào sự giúp đỡ
từ bên ngoài – từ trên xuống” [19. 278] là kiểu chủ nghĩa xã hội gì? Không phải
kiểu chủ nghĩa xã hội Prudhon đâu đấy chứ! “Cách mạng chỉ “không thành công” đối
với quần chúng mà quan niệm chính trị không phải là quan niệm về “lợi ích” thực
tế của họ” [2. 123] .
“Sẽ là quá đáng nếu so sánh người nhà
quê với người nông nô ở phương Tây” [(Hồ Chí Minh) 1. 466]. Trong khi người
nông nô chỉ biết lệ thuộc nhục nhã về thể xác tối tăm về trí tuệ thì người “nhà
quê” lại tìm cách “lặn ngòi xoi nước” để chỉ
dám ước một “niêu cơm thần”, cơm Thạch Sanh cấp cho giặc yên bụng, giặc
lui! Giặc lui thì mới tránh được cảnh sống tha hương, “mẹ con đàn lợn âm dương”
mới có cơ để được quần tụ. Sống quần tụ mới đem được “cái chân cái tay khỏe mạnh
mà làm lụng cho nhau, kẻ có đạo cùng dạy bảo nhau”! Cho nên dân Đồng Tâm có làm
gì thì cũng chỉ cố gắng để cưỡng lại số mệnh… Những giấc mơ tập thể gửi gắm vào
những ca dao, cổ tích, huyền thoại, sử thi và đâu đó còn phảng phất trong thi
ca dân tộc, bộc lộ các cảm thụ sợ hãi và đau khổ, đã khôn nguôi dằn vặt con người.
Khôn nguôi mới nên nông nỗi bị chọc thức, nó bùng lên khủng khiếp! Thì có cách
nào, như cách bóng gió trong một cổ ngữ, để tránh cái thói đời “đói ăn vụng” mà
khỏi phải dấn thân vào “… ba bảy cũng liều”?
Liều! Liều lĩnh, một nguyên mẫu tính
cách “nhà quê”! Tính cách nhà quê đã tạo nên số phận của một dân tộc trầm mình
trong rơm rạ. Tính cách ấy thì làm sao mà làm nên cái phẩm cách chính trị đủ sức
đương đầu với bất cứ trật tự xã hội nào, ngoại trừ nó tự biến thể thành đặc
trưng riêng của tính cách đám đông “ưa dùng bạo lực chán ghét cảnh nghèo” một
khi cuộc vật lộn vì miếng ăn đến hồi kiệt sức! Ngay cả có là thế thì chế độ thị
tộc với những tàn tích còn rơi rớt lại như một thói quen “đói đầu gối phải bò”
đã không thể tiệt nọc ngay trong chốc lát… Có vậy thì các tổ sư của chủ nghĩa cộng
sản khoa học mới phải yêu cầu hay đòi phải có sự kiên trì, nhẫn “đợi cho người
nông dân suy nghĩ trên mảnh đất của mình” (F. Engels) như một tập quán pháp lý!
Thực tình mà nói, chỉ có văn hóa làng xã với tinh thần đạo đức chủ đạo “tương
thân”, chuộng nếp điều độ, gầy nết “măng non ấm bụi tre già, đời con nối chí đời
cha…” mới đủ khả năng chống trả lại những cơn “tẩu hỏa” của đủ thứ hàng hóa
trôi nổi, và cùng với nó là văn hóa nhãn mác kích động tâm lý xa hoa hưởng thụ,
tập quán nhàn hạ “ngồi mát bát vàng”! Chí ít nó cũng đang thể hiện một thái độ
điềm tĩnh vừa đủ khi tiếp nhận “văn hóa xoi đường” vào đúng cái thời điểm sự
phát triển chỉ mải hí hoáy, xoay xở trong cái “khe hẹp Capdia” để quên mất lối đi
về với “thôn cùng xóm vắng”!
(…)