Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Ý nghĩa của mẫu hình trong giáo dục mẫu hình ý nghĩa

1. Nói như Giáo sư Trần Đình Sử, “Nhiệm vụ của giáo dục không phải dạy những điều học sinh thích mà là làm cho học sinh thích những điều các em cần biết cho tương lai” là bởi sở thích học trò thì mênh mông trong khi những đáp ứng từ phía nhà trường thường có hạn.
Hơn thế, các trạng thái tình cảm là phi logic, bất chấp mọi quy tắc của lẽ phải thông thường. Người ta không thể bị thuyết phục để có được hay thoát ra khỏi được một trạng thái tình cảm nhưng tự do ý chí lại là thứ giúp con người có thể chế ngự được các cảm xúc và điều chỉnh phản ứng trước những khiêu khích của môi trường.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Không gian và thời gian/ Thống nhất thể và lỗi hệ thống

3. Khi “ngựa trắng không phải là ngựa” thì ngựa “nào” cũng là như vậy, “không phải là ngựa”. Nếu chỉ căn cứ không phải vào chức năng mà là tính hiệu quả thì bất nệ phải là “mèo trắng” hay “mèo đen” thậm chí chiếc bẫy sập cũng đều vai trò như nhau, bởi lũ chuyên “nghề” phá phách đâu phải là của để dành. “Biết được cái vốn không biết là nhờ theo tên gọi mà chọn” (Mặc tử) của chủ nghĩa logic kinh nghiệm chỉ áp vào mỗi khi “xem hình tìm ngựa”. Nó sở dĩ đáng tin là bởi đối với thực tại nó không đòi hỏi gì sự mẫn tiệp. Khi quả quyết “Chỉ cần có mệnh đề toán học đề cập tới thực tại chúng sẽ không đáng tin cậy. Chỉ cần chúng đáng tin cậy, chúng sẽ không đề cập đến thực tại”, Einstein muốn hàm ý rằng tính khả tín không hẳn cứ phải qua kiểm chứng!

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Không gian và thời gian/ Thống nhất thể và lỗi hệ thống

2. Lấy cảm hứng từ một luận đề chứng minh trong “Bàn về tự nhiên” của triết gia Hy Lạp – người “không tắm hai lần trên cùng dòng sông”, Heraclitus: “Thế giới là một chỉnh thể bao gồm tất cả”; triết gia Đức thời Phục hưng Nicolaus Cudanmus quả quyết: “Mọi sự vật đều ở trong các mối quan hệ qua lại nào đó, thông qua những mối quan hệ này, tất cả cá thể đều kết hợp thành vũ trụ thống nhất và trong sự thống nhất tuyệt đối đó, tính đa dạng của thể thực tồn tại là do tự thân đơn nhất”.
Cả thế giới ở trong hạt cát
và thiên đường trong một đóa hoa
cái vô hạn trong lòng bàn tay bạn
vĩnh cửu thời gian chỉ đúng một giờ.
                       William Blake  (Những điềm báo trước ngây thơ)

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Suy thoái với quy trình


“Tiềm năng” là từ loại chỉ về những trạng thái tồn tại còn chưa triển khai. Nó là thứ hiện tại tiềm ẩn/ chưa trở thành hiện thực. Về mặt nguyên nhân, thì tiềm năng có trước hiện thực nên không phải mọi tiềm năng đều trở thành hiện thực. Hoạt động của con người, suy cho cùng là những nỗ lực kiểm soát tiềm năng.
Để cho điều này xảy ra chứ không phải điều kia đều như nhau và hoàn toàn có thể!

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

“Hung tin”: Tẩy chay Viện Khổng Tử

Nho giáo sinh ra từ một xã hội theo thể chế nhà nước tông pháp đang trên bước cùng của sự suy vong và tan rã nghiêm trọng. Khổng Tử, người khởi xướng giáo phái này chỉ vì luyến tiếc cái đáng phải bị thay thế đã cố sức cổ xúy nó bằng việc ỷ y vào đạo đức “hiếu từ” mà trở nên cột trụ tinh thần của xã hội chuyên chế Phương Đông. Đạo đức chính trị Nho gia khiên cưỡng về nội dung, rối rắm về hình thức, cốt biện bác cho sự ngu trung. Điều này tuy đã đưa được triết học Nho gia lên địa vị triết học nhà nước nhưng cũng khiến cha đẻ thứ triết học đạo đức ấy chuốc lấy thân phận “chó nhà tang”.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Đàm đạo với Khổng tử

Canh ba: “Ngược chính” (tiếp)          

- Tâm trạng chung của các phái “Tân Nho” xưa nay cũng chỉ có bấy nhiêu: cấu tưởng nhân cách hóa cổ đế theo quy ước đạo thống! Điều giản dị mà ai cũng hiểu được: không thể có mới nếu nới cũ! Sáng tạo ra cái mới phải dựa vào cái gốc vốn có, cũng tức là khẳng định phải “trở về gốc”. Chẳng hạn, các nhà Tân Nho đại lục hiện đại Lương Thấu Minh, Trương Quan Mại, Hùng Thập Lực… vẫn coi hệ thống đạo Nho mà nhất là thuyết tâm tính là gốc của việc dựng nước và là cội nguồn sáng tạo cũng như là nền tảng văn hóa Đông Phương. Phương diện tâm lý, Nho gia là thứ 

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Đàm đạo với Khổng tử

Canh ba: “Ngược chính”    

- Khổng Phu tử! Tại Luận ngữ, thiên Tử Lộ, đoạn hội thoại giữa Ngài và thầy Do về việc đầu tiên của quản trị chính sự… Nay “thân lươn bao quản” dẫu có phải như thầy Do, kẻ vãn bối vẫn dám một lần vấn lại: “Sao lại phải chính danh?”

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Quốc Hội 14 sẽ làm gì?


Phương pháp tư duy tuyên giáo bao giờ cũng phải bắt đầu với những tiền giả định đại loại như, “Như chúng ta đã biết”! Giáo sư Hoàng Chí Bảo là người rất thành thạo về việc này. Chẳng hạn như ông từng: “Chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan”; “Chủ nghĩa xã hội là một lựa chọn lịch sử”, “là khát vọng cháy bỏng của nhân dân” bởi suốt cả ngàn đời nay người dân đã chỉ mỗi ngập chìm trong uất ức, áp bức, bóc lột, bất công…

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Không gian và thời gian/ Thống nhất thể và lỗi hệ thống


1. Khi phát minh ra lý thuyết kết cấu hợp chất hữu cơ đa phân tử và kết quả tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ với việc coi kết cấu ấy là “những phương thức kết hợp lại với nhau các nguyên tử” (1861), A. M. Boutlerov (1828-1886) đã góp phần quyết định nhất cho sự hình thành quan niệm vũ trụ là một hệ thống, mặc dầu trước đó khái niệm kết cấu đã có lịch sử lâu đời và khoa học cũng đã thực sự bắt đầu với khái niệm này ở thế kỷ XVIII, là lúc thực vật học định nghĩa kết cấu là sự tổ hợp và phối hợp các khí quan thực vật.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Thay lời giải đáp…


1. Chức năng của óc – nguồn gốc tự nhiên của ý thức, là thu nhận và xử lý thông tin nhằm điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường. Tính quy định này khiến con người ta không thể không suy tư. Chỉ khi “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại” (Descartes). Tồn tại của con người là việc xử lý các thông tin để hình thành nên tri thức (ý thức) theo nhu cầu sinh tồn của loài “cây sậy biết tư duy” (Pascal).

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Đàm đạo với Khổng tử

Canh hai: “Loạn ngôn”

- Đức Khổng! Ngài từng bảo cho Nhan Hồi, …phàm đã “phi Lễ” thì “đừng nhìn, đừng nghe, đừng nói, đừng làm”… Chẳng hay, phải khi thế “chẳng đặng đừng” thì sao?
- Có đâu lại thế! Biết là “trái Lễ” mà vẫn nhắm mắt làm thì bừa chỉ có kẻ mục hạ vô nhân, số này ta không giáo hóa được! Vả cũng hiếm thay! Khi bậc thái thượng lấy đức dạy dân, lấy “lễ” tề dân, bậc thứ nhì lấy “chính sự” mà khiến dân, lấy “hình” mà ngăn dân, chỉ khi giáo hóa mà dân không theo, đến mức hại nghĩa nát tục thì mới lâm thế “chẳng đặng đừng”. Nhưng phải khi đến mức ấy thì phải rất kính cẩn và thận trọng, “vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi; dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”. Vậy nên “Tiên hữu tư, xá tiểu quá, cử hiền tài”. Thời Đông Hán, các thuộc hạ của Đổng Trác được trưng dụng không sót đứa nào, nên có đâu “chó càn cắn giậu”, quá quắt đến mức đã phải chẳng đặng đừng!