Giáo dục
chúng ta đã không mấy chú trọng vào việc dạy cho người học cách học và rèn
luyện kỹ năng sử dụng phương pháp học để xử lý thông tin có phổ ứng dụng rộng, mà thường thì chỉ sử
dụng phương pháp xử lý thông tin theo ngành nghề chuyên môn. Và cũng chỉ hạn
định trong các trường dạy nghề, nơi mà sự tập tành và giáo dưỡng, huấn luyện và
giáo dục thả cửa “chí chóe” như chân trần “dạo trên mẻ chai” thì dành cho đứa
nào “máu” người hùng còn nhập nó vào
giảng đường thì tùy cả ở đám “thằng ngọng” (x. VTV1, 16/12/15, 8h00…).
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015
Nghĩ gì, Ngày nhà giáo Việt mình ?
“CEO Nhật Bản nói gì về người
Việt Nam
Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa."
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015
Đàm đạo với Khổng tử
Canh một:
“Xướng xuất”
- Hiền nhân!
Chẳng hay, giờ này Ngài vẫn còn chưa an phận quy tiên?
- Ta còn quá
nhiều duyên nợ với dương gian. Có lẽ sinh thời ta đã quá phí phạm thời giờ. Mải
phục dịch cho các thế lực cầm quyền những mong gương sáng để đời, rốt cuộc làm
ra rồi mà chẳng có kẻ soi. Còn dân tình thì chẳng câu nệ ý ta, chẳng kẻ nào cam
chịu thiệt thòi để được “an bần nhi lạc.”
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015
Lược khảo mô hình dạy học tiền "Dạy học theo lý thuyết kiến tạo"
(phụ lục chuyên đề "Phát triển ý tưởng...")
1. Dạy học thông báo với năng lực hạn chế cá tính sáng tạo
− Phương châm học thuật trong mô hình dạy
học thông báo: cần cù bù thông minh.
− Dạy học thông báo
Mô hình dạy học cổ điển nhất, trong đó nội dung học tập là những tri thức có sẵn với cấu trúc mô phỏng
các mối liên hệ tâm lý
Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015
Đàm đạo với Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.
(theo trí tưởng tượng mà thôi)
- Với con mắt
chuyên nghiệp của nhà đạo diễn, ông vui lòng cho khán giả tôi một vài đánh giá
về kịch bản bang giao tại lễ rước ông Tập.
- Xin đừng kỳ vọng
vào tôi quá… Thực ra, dư luận cũng đều mường tượng một cách đầy đủ, thậm chí
đến từng chi tiết về cuộc viếng thăm của nhà lãnh đạo cao nhất của xứ Tung Huê.
Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015
Luận về cái ngã
Trong vạn sự
“Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật” (tục ngữ), thì cái nết chấp
ngã là cái chết không bao giờ nhắm mắt được cả.
Vì chấp ngã
là căn nguyên của các thói hư: ngã mạn, tự phụ, kiêu hùng, tự tôn, tự đại… và
rất chi là hay tự ái, tự ái đến mức cao đạo. Cao đạo sinh ra càn rỡ. Càng cao
càng càn; càng càn càng tự ái; càng tự ái, càng càn rỡ.
Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015
Góc khuất với những con ong nương náu ống tay - Nhìn từ Đảng bộ cơ sở ĐHQN 5 năm trở lại!
Kỳ 4. “Kẻ ăn rươi người chịu bão”
Trong các
giải nghĩa tục ngữ, câu “Kẻ ăn rươi người chịu bão”, tôi chắc chắn người ta chỉ “tâm phục” cách
giải của Tuấn Công thư phòng1…
Còn “khẩu” thì hẳn nhiên cũng là thế, nhưng với riêng tôi gì thì cũng cứ phải
nói thêm… Người suy xét chẳng vì vậy mà nỡ nghĩ tôi chơi trò té nước… Kẻ dựa thời
có nghĩ là tôi a dua thì cứ phải chứng tỏ được tôi một giuộc với bọn người có
phẩm có hàm nhờ dựa vào “sư nói sư phải vãi nói vãi hay”.
Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015
Chào năm học mới, với…
Vài gợi ý cho sự tự nhận biết ở một sinh
viên học nghề dạy học qua một bài trả thi
Phần chung
Hình thức
trả thi cho những học phần lý thuyết thường là tự luận. Tuy không phải ai đi
dạy cũng đều biết ra đề, nhưng đó không phải là tất cả, cho nên gì thì gì việc
đầu tiên, sau khi nhận đề thì vẫn cứ phải là… không phải đem cất!
Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015
Góc khuất với những con ong nương náu ống tay - Nhìn từ Đảng bộ cơ sở ĐHQN 5 năm trở lại!
Kỳ 3. Vai trò của Hoàng Thái thượng
Thì… chẳng
nhẽ không làm một cái gì!
Vì đó là
điều không thể quan niệm. Ngay đến Tạo hóa Chí tôn kia, khi ngắm nghía sản phẩm
đầu tay, Ngài còn quyết định lựa chọn hành vi chỉnh sửa nữa là.
Có thể là Ngài
rảnh! Nhưng không phải ai rảnh cũng đều làm thế. Đó là lúc Ngài tạo ra người
đàn bà và coi cái hành vi trước đó tạo ra người đàn ông là “sáng tạo nháp” (!).
Chỉ có ma
quỷ mới gọi đàn ông là phái đẹp. Santro Pansa bị mắng đến “tả tơi hoa lá”, vuốt mặt
không kịp khi bịa chuyện nàng Duncinea có mùi… “đàn ông” (với hàm ý, đàn ông là
chúa hôi hám!).
Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015
Góc khuất với những con ong nương náu ống tay - Nhìn từ Đảng bộ cơ sở ĐHQN 5 năm trở lại!
Kỳ 2. Quyền lực với chiến thuật độc tôn
Vào Đảng,
không phải là để rồi được tham gia vào một cấp ủy nào đó, mặc dầu sự phấn đấu
để trở thành một cấp ủy viên với việc tìm kiếm và lựa chọn được biện pháp và cơ
hội tốt nhất cho việc thực hiện trọn vẹn lời tuyên thệ khi gia nhập Đảng không
có gì khác biệt.
Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015
Góc khuất với những con ong nương náu ống tay - Nhìn từ Đảng bộ cơ sở ĐHQN 5 năm trở lại!
Kỳ1. Kẻ cắp gặp bà già hay sự làm mới tích ‘nước đục
thả câu’
Đại hội Đảng
bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
trường Đại học Quy Nhơn lần thứ 13 ầm ĩ diễn suốt 2,5 ngày vẫn không ngã ngũ.
Mọi thứ đều dang dở. Nó dang dở vì bị/ được ấn định diễn ra trong chỉ nửa ngày!
Tựu trung
mọi sự mất kiểm soát của Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định đối với đại hội này là sự đại
khái chết người (!) của công tác kiểm duyệt thủ công truyền thống đối với nhân
sự Đại hội: đảng viên Nguyễn Thanh Hải, 35 năm tuổi đảng tại thời điểm, nhưng
lại “thiếu” 1 tuổi đời cho hết nhiệm kỳ, tự ứng cử và kiên quyết không “rút lui”
đã trúng cử vào BCHĐB “khuyết” với số phiếu… sém rớt!
Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015
Bài trả thi logic học (K23 QLNN)
“Được sử dụng tài liệu để trả thi” thì không còn yêu cầu gì hơn về kiến thức, dù tài
liệu chỉ là một “phổ” kiến thức tuy hẹp song cũng chấp nhận được cho sự phát huy một / vài kỹ
năng logic cơ bản của người học, là mục tiêu của đề thi. Không có tài liệu nào
cung cấp sẵn một đáp án đúng cho các câu hỏi thi, nhất là thứ tài liệu của chính
người ra đề soạn lại… Tất cả các hành vi sao chép máy móc tài liệu hay từ một “nguồn”
nào đó, từ một bài làm của một ai đó chẳng hạn, đều không hợp với mục tiêu chất
lượng dạy và học thông qua hình thức trả thi.
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015
“Lẳng lặng mà nghe” các khoa học gia “rủ xem chuông”
“Nghiên cứu
chiến lược phát triển trường Đại học Quy Nhơn, đặc biệt là tính khả thi trong
tương lai là vấn đề mang tính định hướng và khó chính xác vì các yếu tố liên
quan phụ thuộc rất nhiều về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Như là
sự mong muốn và kỳ vọng của nhóm nghiên cứu về tương lai phát triển của nhà
trường ở một kịch bản phát triển và cũng là điều mong ước của tất cả những ai
từng và sẽ sống, làm việc và học tập dưới mái trường thân yêu “Đại học Quy
Nhơn”.
Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015
Không thừa, nhưng bớt một từ là thiếu.
Chưa từng nghe một bài diễn văn nào gọn và sáng với một thái độ
thực sự trọng hiền là những kẻ do mình đào luyện nên như bài này, dưới đây.
Cũng xót xa cho bản thân suốt bao năm bị dẫn dắt bởi những cái đầu không hề được cung ứng đủ lượng máu cần thiết tưới cho cả hai bán cầu, nhất là bán cầu não trái, mặc dầu lúc nào cũng tự khoe về một con tim rất khỏe, biết làm mọi việc vì cốt là “để phúc để đức cho con”.
Nhưng rốt cuộc thì lại chỉ là thứ mánh khóe bòn rút miếng cơm manh áo của con cái kẻ
khác thuộc bổn phận chăn dắt của mình!
Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015
Phản cảm
Phản cảm!
Phản cảm! Rất phản cảm!
Bằng phong
thái nói/ kể chuyện/ giảng bài, cũng có thể kết hợp tất cả chúng lại với nhau
ông Giáo sư Hoàng Chí Bảo hoàn toàn lôi cuốn người nghe vào những câu chuyện
dông dài, lam man về Bác Hồ tại Hội nghị chuyên đề năm 2015: ''Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn
bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh'' trước toàn thể đảng viên, giảng viên, viên
chức trường Đại học Quy Nhơn.
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015
Giấy xin hoàn ứng
Kính thưa các quý ông/ bà/
anh/ chị cán bộ viên chức Đại học Quy Nhơn.
Tôi đã từng ứng trước niềm tin, yêu, quý, trọng của các quý
vị. Và đã thực sự cố gắng để không bao giờ được phép làm tổn thương nó.
Nay tôi xin thanh toán khoản nợ danh dự này.
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015
“Sư phụ” / “Kê-qué”/ “Tý- gặm” và cái “Chĩnh mẻ” !!!
Chuyện
dê, gà, nhím lạc vào nhà quan không mới!
Chúng có cẳng, chí ít cũng là một cặp dài đến tận… háng, chứ
chẳng phải chơi (!), lại ưa “tung tăng”, có đầu óc nhưng lại không có trí nhớ,
được định hướng nhưng chỉ trên văn bản, nên nhầm lẫn... Âu cũng là “Chuyện thường
ngày ở Huyện” (!).
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015
Cung cách ứng xử trên lớp của một giáo sinh Giáo dục công dân
1. Hoạt động lên/ xuống lớp (nên thường xuyện di chuyển để tăng cường giao tiếp
sư phạm thay vì trịnh trọng tại bàn làm việc của giáo viên).
a. Vào lớp
− Tư thế khoan thai khẽ nghiêng/ nhún người hoặc gật đầu, gương mặt
tươi tắn tự tin ngập tràn cảm hứng giao tiếp… khi đáp lại sự chào đón của học
sinh.
Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015
Chào mừng ngày 8/3: Thôi vắng người soi
Thôi thì tiền bạc không, huy hiệu không… nên đành“méo mó có hơn không”. Thay vì vùi
thời gian ở một tiệm café nào đấy,
tôi viết đôi câu thơ vụng về này… Mong ngày này
mãi đẹp trong tất cả cái xinh tươi.
Buổi
đó… mặt trời như chưa bao giờ mọc thế
Trời
cũng chưa từng xanh đến thế bao giờ
Và
biển… biếc hơn cả thời nguyên thủy
Đời
bỗng đẹp lên. Đẹp đến bất ngờ!
Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015
Lời giải đề thi học phần logic học Dành cho K36 QLNN. ĐHQN
Dưới đây (chữ màu đen) là lời giải. Cần tham khảo cách giải thì
mời xem cũng tại NHÃN này:
Nhận
xét bài trả thi học phần logic học.
Anh chị sinh viên nào yêu cầu xem lại bài, nên cố gắng chắc
chắn mình đúng.
Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015
Những cảm xúc lẫn lộn !
Tham dự “Tọa
đàm 85 năm ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ” (*), lúc sáng nay
3/2/’15, được nghe lại những ca khúc tưng bừng về Đảng, về Xuân… lòng rạo rực
hẳn lên…
Rất mừng ta
vẫn còn được y nguyên những cảm xúc Xuân về Đảng.
Khi được
nghe bài diễn văn dạt dào tình cảm với Đảng mới thấy tình cảm chân thực đối với
Đảng ta còn rất dồi dào…
Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015
KHỔNG TỬ/ XÃ HỘI “VU GIÁO”/ VIỆN KHỔNG/ NHÀ CHUNG
Tiếp
cận Nho giáo, đặc biệt Khổng Tử có lẽ cần phải khác với cách làm truyền thống.
Thực tế đang cho chúng ta thấy, cũng là xã hội Nho giáo song Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc lại vượt lên nước ta. Đi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, không lẽ là
chúng ta không đã/ đang thoát khỏi chiếc bóng quá khứ của chính mình? Vậy điều
còn lại ở đây là gì? Phải chăng cái mảnh đất sản sinh ra, nuôi dưỡng, dung
dưỡng Nho giáo! Nếu thế thì cần phải có “sấm sét tư tưởng đánh vào cái mảnh đất
nhân dân hãy còn nguyên vẹn ấy” để công cuộc giải phóng người Việt Nam ta
thành con người…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)